Bài 9. Cấu trúc rẽ nhánh

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hạnh | Ngày 25/04/2019 | 80

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Cấu trúc rẽ nhánh thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 17/10/2017
Ngày dạy:

Tên chuyên đề: “CẤU TRÚC RẼ NHÁNH”
Số tiết: 1
A. PHẦN CHUNG:
I. Mục tiêu (chung cho cả chủ đề)
1. Kiến thức:
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán.
- Hiểu câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
- Hiểu câu lệnh ghép.
- Tích hợp với môn Toán và môn Ngoại ngữ trong chuyên đề.
2. Kỹ năng: Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản. Viết được câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đầy đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản.
3. Năng lực cần phát triển
- HS biết giải một số bài toán đơn giản: Như kiểm tra tính chẵn, lẻ của 1 số nguyên a, tìm giá trị lớn nhất của 2 số,…Từ bài toán đơn giản HS có thể giải các bài toán khó hơn như kiểm tra 3 số đã cho có tạo thành 3 cạnh của 1 tam giác hay không?
II. Cấu trúc của chuyên đề và mô tả các năng lực cần phát triển
Tên các bài của chuyên đề theo PPCT cũ
Tên các bài của chuyên đề theo cấu trúc mới
Cấu trúc nội dung bài học mới theo chuyên đề
Nội dung liên môn
Nội dung Tích hợp
Định hướng các
năng lực cần
phát triển cho HS
Tiết thứ
( Thứ tự tiết trong PPCT)
Ghi chú
(Điều chỉnh)

Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh
tiết
1. Rẽ nhánh
2. Cấu trúc if… then…
3. Câu lệnh ghép
4. Các ví dụ.
Toán
- Tích hợp nội dung môn toán: Tìm số lớn nhất trong 2 số, kiểm tra tính chẵn lẻ của 1 số nguyên
Nhận biết: Thế nào là rẽ nhánh?
Thông hiểu: Hiểu được câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và đủ.
Vận dụng thấp: Cho được ví dụ về câu lệnh rẽ nhánh.
Vận dụng cao: Áp dụng câu lệnh rẽ nhánh giải các bài tập cụ thể.
Tiết 10



B. PHẦN KẾ HOẠCH CHI TIẾT :
Chương III: cấu trúc rẽ nhánh và lặp
Tiết 10: Chuyên đề: “cấu trúc rẽ nhánh”
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán.
- Hiểu câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
- Hiểu câu lệnh ghép.
2. Kỹ năng:
Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản. Viết được câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đầy đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản.
3. Năng lực cần phát triển:
Phát triển tính sáng tạo, tư duy lôgíc Tin học của học sinh trong việc học lập trình.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, phiếu học tập, bảng, phấn, máy tính, máy chiếu,…
2. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK, đọc trước bài mới.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:


Hoạt động 1: Rẽ nhánh
Mục tiêu: HS nắm được khi nào cần tới sự rẽ nhánh.

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

1. Rẽ nhánh.
+ GV: Trong thực tế, có rất nhiều việc chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể nào đó được thảo mãn.
VD: - Ngày mai, nếu trời không mưa thì tớ sẽ đến nhà b
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)