Bài 9. Cấu trúc rẽ nhánh

Chia sẻ bởi Đào Thị Mỹ Vân | Ngày 25/04/2019 | 143

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Cấu trúc rẽ nhánh thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Tiết dạy: 13 Ngày soạn: 6/11/2018
Tuần: 13 Ngày dạy: 10/11/2018
Bài 9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Hiểu nhu cầu của cáu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán.
- Học sinh nắm vững ý nghĩa và cú pháp của câu lệnh rẽ nhánh dạng khuyết và dạng đủ, hiểu được cách sử dụng câu lệnh ghép.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.
- Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ và áp dụng được để thể hiện thuật toán của một số bài toán đơn giản.
3. Về tư duy và thái độ:
- Tư duy logic
- Thái độ cẩn thận, chính xác.
4. Về định hướng hình thành năng lực
- Giải quyết vấn đề dựa trên tin học:
- Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện theo cấu trúc rẽ nhánh trong tin học.
- Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh trên ngôn ngữ lập trình.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, bài giảng, SGK, ..
- Học sinh: SGK, vở, học bài cũ,…
III.Phương pháp truyền thụ:
Thuyết trình.
Vấn đáp
Hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Tiến trình bài học:
A. KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh:
1. Mục tiêu: Hiểu nhu cầu, ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh;
2. Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề;
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân hoặc nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, Chương trình Pascal,…
5. Sản phẩm: HS nhìn nhận được hướng giải quyết trong chương trình cần có câu lệnh rẽ nhánh!
Nội dung hoạt động
GV: - Trình chiếu chạy chương trình Pascal cho bài toán Giải phương trình ax+b=0 chưa sử dụng câu lệnh rẽ nhánh với các bộ dữ liệu đầu vào khác nhau.
- Nhập bộ dữ liệu (a, b) như sau: (2,1); (0,2). Yêu cầu học sinh cho biết tại sao chương trình bị lỗi ở bộ số (0, 2).
HS: Các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả của mình.
GV: Nhận xét, bổ sung :Vậy với các kiến thức đã học chưa đủ để giải quyết tình huống trên, để giải quyết được ta cần tìm hiểu một cấu trúc mới đó là: cấu trúc rẽ nhánh.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh:
1. Mục tiêu: Hiểu cấu trúc rẽ nhánh;
2. Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề;
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân hoặc nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu,…
5. Sản phẩm: HS dùng ngôn ngữ tự nhiên diễn tả được cấu trúc rẽ nhánh theo bài toán trong thực tiễn.
Nội dung hoạt động
GV: - Trình chiếu ví dụ về câu có cấu trúc rẽ nhánh:
+ Nếu bạn học bài và làm bài tập đầy đủ thì bài thi của bạn sẽ điểm cao.
+ Nếu bạn học bài và làm bài tập đầy đủ thì bài thi của bạn sẽ điểm cao, nếu không thì bài thi của bạn sẽ điểm thấp.
+ Nếu a chia hết cho 2 thì a là số chẵn.
+ Nếu a chia hết cho 2 thì a là số chẵn, nếu không thì a là số lẻ.
Yêu cầu HS rút ra cấu trúc câu lệnh rẽ nhánh
HS: Các nhóm thảo luậnvà đưa ra kết quả của mình.
GV: nhận xét, bổ sung:
Cấu trúc rẽ nhánh có dạng : Nếu ...... thì ...... (thiếu)
Nếu ..........thì........., nếu không thì.............. (đủ)
Cấu trúc rẽ nhánh dùng để lựa chọn công việc thực hiện trong số nhiều công việc tuỳ theo điều kiện nào đó.
Hoạt động 3. Tìm hiểu Câu lệnh If-then:
1. Mục tiêu: HS nắm được câu lệnh IF- THEN ;
2. Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình;
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân hoặc nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu,…
5. Sản phẩm: HS biết và phát biểu được hoạt động của câu lệnh IF- Then.
Nội dung hoạt động
GV:Yêu cầu HS viết Cấu truc câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Mỹ Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)