Bài 9. Cấu trúc rẽ nhánh

Chia sẻ bởi Thế Duy | Ngày 10/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Cấu trúc rẽ nhánh thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG

Giáo viên: THẾ DUY
Chào mừng quý thầy cô cùng các em
§9 CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
 Rẽ nhánh.
 Câu lệnh if-then.
 Câu lệnh ghép.
 Ví dụ.
1. Rẽ nhánh.
Nếu chiều nay trời không mưa thì Châu sẽ đến nhà Ngọc.
* Các ví dụ:
- Nếu từ nay chăm chỉ học tập thì sang năm em sẽ thi đậu đại học.
Nếu chủ nhật trời nắng thì chúng ta đi picnic, nếu không nắng thì chúng ta online.
Nếu học tốt thì Tí sẽ được thưởng, nếu không học tốt thì Tí sẽ bị phạt.
- Rẽ nhánh là sự lựa chọn thực hiện công việc phù hợp với một điều kiện nào đó.
1. Rẽ nhánh.
- Có hai dạng rẽ nhánh:
+ Dạng thiếu: Nếu … thì …
+ Dạng đủ: Nếu … thì …, nếu không …thì …
Đây cũng chính là thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên của hai cấu trúc rẽ nhánh.
- Cấu trúc rẽ nhánh là một điều khiển “dạy” máy tính xử lý tình huống.
* Khái niệm:
1. Rẽ nhánh.
* Ví dụ về cấu trúc rẽ nhánh:
Đúng
2. Câu lệnh if-then trong Pascal.
Pascal dùng câu lệnh if-then để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, có hai dạng sau:
a) Dạng thiếu:
if <điều kiện> then ;
Điều kiện?
Câu lệnh
Sai
Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh, ngược lại thì bỏ qua câu lệnh.
Sai
b) Dạng đủ:
if <điều kiện> then
else ;
Đúng
Điều kiện?
Câu lệnh 1
Câu lệnh 2
2. Câu lệnh if-then trong Pascal.
Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1, ngược lại thì thực hiện câu lệnh 2.
Trong đó:
+ if, then, else là các từ khóa.
+ điều kiện là một biểu thức logic hoặc một biểu thức so sánh (có giá trị hoặc đúng hoặc sai).
+ câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là câu lệnh của ngôn ngữ lập trình.
2. Câu lệnh if-then trong Pascal.
2. Câu lệnh if-then trong Pascal.
Ví dụ: Để kiểm tra số a ≠ 0 là âm hay dương, ta thực hiện bằng hai cách sau:
* Dùng câu lệnh if-then dạng thiếu:
if a < 0 then writeln(‘a la so am’);
if a > 0 then writeln(‘a la so duong’);
* Dùng câu lệnh if-then dạng đủ:
if a < 0 then writeln(‘a la so am’)
else writeln(‘a la so duong’);
2. Câu lệnh if-then trong Pascal.
Ví dụ: kiểm tra số nguyên N là chẵn hay lẻ, ta thực hiện bằng hai cách sau:
* Dùng câu lệnh if-then dạng thiếu:
if N mod 2 = 0 then writeln(‘N la so chan’);
if N mod 2 <> 0 then writeln(‘N la so le’);
* Dùng câu lệnh if-then dạng đủ:
if N mod 2 = 0 then writeln(‘N la so chan’)
else writeln(‘N la so le’);
3. Câu lệnh ghép.
- Ngôn ngữ lập trình cho phép gộp một dãy câu lệnh thành một câu lệnh ghép.
- Trong Pascal, câu lệnh ghép có dạng:
begin
;
end;
Lưu ý:
câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 trong câu lệnh if-then có thể là câu lệnh ghép.
3. Câu lệnh ghép.
Ví dụ: biện luận nghiệm của phương trình bậc nhất ax + b = 0:
if a <> 0 then write(‘PT co nghiem x = ’,-b/a)
else
begin
if b <> 0 then write(‘PT vo nghiem’);
if b = 0 then write(‘PT co vo so nghiem’);
end;
4. Ví dụ.
Chương trình giải phương trình ax + b = 0.
Program Giai_PTB1;
Uses crt;
Var a, b: real;
Begin
Clrscr;
write(‘nhap cac he so a, b: ’); readln(a, b);
if a <> 0 then write(‘PT co nghiem x = ’,-b/a:6:2)
else
begin
if b <> 0 then write(‘PT vo nghiem’);
if b = 0 then write(‘PT co vo so nghiem’);
end;
Readln
End.
4. Ví dụ.
Tìm số ngày của năm N.
Program Nam_nhuan;
Uses crt;
Var N, songay: integer;
Begin
Clrscr;
write(‘Nam: ’); readln(N);
if (N mod 400=0) or ((N mod 4=0) and (N mod 100<>0))
then songay:=366 else songay:=365;
writeln(‘Nam ’, nam,‘ co ’, sonay,‘ ngay’);
Readln
End.
Hướng dẫn về nhà:
- Câu lệnh if-then: cấu trúc, sơ đồ thực hiện của dạng thiếu và dạng đủ.
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 4 trang 50 SGK.
Khuyến khích: Viết chương trình nhập vào hai số bất kì và in ra màn hình giá trị lớn nhất của hai số đó.
- Chuẩn bị trước nội dung bài Cấu trúc lặp.
Xin cảm ơn!
Chúc quý thầy cô và các em sức khỏe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thế Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)