Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

Chia sẻ bởi Rose Hollywood | Ngày 10/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Bài 9: CÁCH MẠNG T 10 NGA 1917
I.Cách mạng t 10 Nga 1017:
1.Tình hình nước Nga trước cm:
-Về chính trị: Nga vẫn là 1 nước quân chủ chuyên chế với sự thống trị của Nga hoàng và những tàn tích pk nặng nề.
-Về kinh tế: Nước Nga tham gia chiến tranh tg 1 và càng bộc lộ rõ lạc hậu, yếu kém của đất nước.
-Về xh: Nước Nga còn là nhà tù của các dân tộc, sự thống trị tàn bạo của chế độ Nga hoàng đối với 100 dân tộc.
->Nước Nga tập trung các mâu thuẫn gay gắt của thời đại.
->Phong trào phản đối chiến tranh, lật đổ chế độ Nga hoàng.
->Nước Nga tiến sát tới 1 cuộc cm.
2.Từ cm t 2 đến cm t 10:
a)Cm dân chủ tư sản t 2 1917:
-Sự kiện mở đầu: 23/2/1917, cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát (nay là Xanh Pê-téc-bua).
-Hình thức: tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
-Diễn biến: phong trào đấu tranh lan rộng cả nước.
-Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-vích.
-Lực lượng tham gia: công nhân, binh lính, nông dân.
-Kết quả: chế độ quân chủ Nga hoàng bị lật đổ, Nga trở thành nước Cộng hoà.
b)Cm t 10 1917:
-Sau cm t 2 1 tình hình phức tạp diễn ra: 2 chính quyền ss tồn tại với mục tiêu và đường lối khác nhau.
-Để giải quyết tình hình phức tạp Lê-nin đã đề ra Luận cương t 4 chuyển từ cm dân chủ tư sản sang cm xk chủ nghĩa.
-Đêm 24/10/1917, cuộc kn bùng nổ.
-Đêm 25/10/1917, quân kn chiếm Cung điện Mùa Đông (Pê-tơ-rô-grát), toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời bị bắt (trừ Thủ tướng Kê-ren-xki).
->Thắng lợi ở Mát-xcơ-va.
-Đầu 1918, cm thắng lợi trên pvi cả nước cùng với sự thành lập chính quyền Xô Viết các cấp.
3.Ý nghĩa lịch sử của cm t 10 Nga:
-Đối với nước Nga: Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con ng ở Nga. Một kỉ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lđ và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
-Đối với thế giới: Làm tthay đổi cục diện tg, cổ vũ mm và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cm của giai cấp công nhân, nhân dân lđ và các dân tộc bị áp bức trên toàn tg.
Vì sao năm 1917 ở nước Nga đã diễn ra 2 cuộc cm?
-Từ đầu tk XX nứơc Nga tập trung 4 mâu thuẫn cơ bản:
+Giữa nhân dân Nga với địa chủ.
+Giữa nhân dân Nga với Nga hoàng.
+Giữa vô sản với tư sản.
+Giữa đế quốc Nga với các nước đế quốc khác.
->Những mâu thuẫn đó đòi hỏi phải được giải quyết. Đó là nguyên nhân dẫn đến 2 cuộc cm trong năm 1917 ở nước Nga.
-Cách mạng tháng Hai năm 1917 nổ ra và nhanh chóng giành được thắng lợi đã giải quyết được một trong những mâu thuẫn nói trên là lật đổ chế độ Nga hoàng.
-Từ tháng 4 đến tháng 7 nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và chính quyền của giai cấp công nhân:
+ Những mâu thuẫn trong xã hội Nga chưa giải quyết triệt để.
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản đã lên đến đỉnh điểm.
Tháng 7/ 1917 , chính phủ lâm thời đã tiến hành những cuộc đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng và Đảng Bônsêvích , tình thế cách mạng ở Nga đã chín muồi.
Trong bối cảnh đó, tháng 10/ 1917, ở Nga bùng nổ cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa và giành được thắng lợi cuối cùng.
Bài 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XH (1921-1941).
I.Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925):
1.Chính sách kinh tế mới:
*Hoàn cảnh: Cực kì khó khăn, nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị xh ko ổn định, bạo loạn xảy ra khắp nơi.
*Nội dung: 3/1921, Lê-nin đề ra chính sách kinh tế mới bao gồm các chính sách quan trọng về nông nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ:
-Trong nông nghiệp: Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.
-Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xd những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của Nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như cn, gtvt, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sx cn. Phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lđ.
-Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.
*Tác động:
-Nền kinh tế Nga được khôi phục, đưa lại sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
-Để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xd cnxh ở 1 số nước trên tg.
2.Sự thành lập Liên bang Cộng hòa xh cn XV:
-Nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt trong công cuộc xd và bảo vệ đất nước, 12/1922 Liên bang Cộng hòa xhcn XV được thành lập gồm 4 nước Cộng hòa XV đầu tiên.
-21/1/1924, Lê-nin qua đời, Xta-lin lên thay.
II.Công cuộc xd cnxh ở LX (1925-1941):
1.Những kế hoạch 5 năm đầu tiên:
-Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, nhân dân LX bước vào thời kì xd chxn với nvụ trọng tâm là tiến hành cnhoá xhcn theo đường lối ưu tiên phát triển cn nặng.
-Từ 1928, LX bắt đầu tiến hành những kế hoạch 5 năm phát triển dài hạn:
+Kế hoạch 5 năm lần thứ 1 (1918-1932).
+Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1933-1937).
->đạt được nhiều thành tựu: Qua 2 kế hoạch 5 năm, công cuộc xd cnxh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa LX từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu trở thành 1 cường quốc công nghiệp xhcn. Năm 1937, sản lg cn chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân. Trong nông nghiệp, 93% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác đã được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có quy mô sx lớn và cơ sở vật chất-kĩ thuật được cơ giới hoá. Về văn hoá-gd, LX đã thanh toán nạn mù chữ, xd hệ thống gd thống nhất. Về xh, cùng với những biến đổi về kinh tế, cơ cấu giai cấp trong xh cũng thay đổi. Các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, chỉ còn lại 2 giai cấp lđ là công nhân và nông dân tập thể cùng tầng lớp trí thức xhcn.
2.Quan hệ ngoại giao của LX: Sau cm t 10, chính quyền XV đã từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với 1 số nước láng giềng ở châu Á và châu Âu. Tồn tại giữa vòng vây thù địch của chủ nghĩa tư bản tg, LX đã kiên trì và bền bỉ đấu tranh trg quan hệ qtế, từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.
Bài 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA 2 CUỘC CHIẾN TRANH TG (1918-1939).
1.Thiết lập trật tự tg mới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn:
-Ngay sau chiến tranh tg 1 kết thúc, các nước tư bản thắng trận đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở Vécxai (1919-1920) và Oa-sinh-tơn (1921-1922) để kí hết hoà ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.
-Một trật tự tg mới được thiết lập thường gọi là hệ thống Vécxai-Oasinhtơn.
2.Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và hậu quả của nó:
-Nguyên nhân: Sx ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, ko tương xứng với việc cải thiện đời sống cho ng lđ dẫn đến khủng hoảng trầm trọng về kinh tế (khủng hoảng thừa).
-Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ ngày 29/10/1929, sau đó nhanh chóng lan ra toàn bộ tg tư bản kéo dài 4 năm.
-Hậu quả: cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất, tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị xh đối với các nước tư bản và thuộc địa.
-Các nước tư bản đều ra sức tìm lối thoát và duy trì ách thống trị của giai cấp tư sản:
+Anh, Pháp, Mĩ tiến hành cải cách kinh tế-xh.
-Đức, Italia, Nhật Bản thành lập chế độ độc tài phát xít.
Bài 12: NƯỚC ĐỨC GIỮA 2 CUỘC CHIẾN TRANH TG (1929-1939).
1.Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền:
-Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1939 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức:
+Kinh tế: 1932, sx cn giảm 47%, hàng nghìn nhà máy đóng cửa, 5 triệu ng thất nghiệp.
+Chính trị, xh khủng hoảng trầm trọng.
-Giai cấp tư sản cầm quyền ko đủ sức duy trì chế độ cộng hoà tư sản, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.
-Trong bối cảnh đó, Đảng Quốc xã của Hít-le đã ráo riết hoạt động tuyên truyền kích động cn phục thù, chống cộng sản và phát xít hoá bộ máy nhà nước.
-Được sự ủng hộ của giới đại tư bản và lợi dụng sự hợp tác bất thành giữa Đảng Cộng sản Đức và Đảng xã hội dân chủ, 30/1/1933 Hít-le lên làm thủ tướng và thành lập chính phủ mới của Đảng Quốc xã -> Nước Đức bước vào thời kì đen tối.
2/Nước Đức trong những năm 1933-1939:
*Chính phủ Hít-le đã thiết lập 1 nền chuyên chính độc tài, khủng bố công khai với cộng sản đối nội cực kì phản động và chính sách đối ngoại hiếu chiến xâm lược.
-Về chính trị: công khai đàn áp, truy nã các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước trên là Đảng Cộng sản Đức, tuyên bố thủ tiêu Hiến pháp Vâim.
-Về kinh tế: nhằm phục vụ các yêu cầu của chiến tranh xâm lược, đẩy mạnh quân sự hoá nền kinh tế. Năm 1938, sx cn của Đức tăng 28% và đứng đầu châu Âu tư bản về sản lg thép.
-Về đối ngoại: đẩy mạnh hđ chính trị, 1935 ban hành lệnh tổng động viên, thành lập quân đội thường trực và triển khai các hoạt động xâm lược châu Âu -> 1938 nước Đức trở thành 1 xưởng đúc súng và 1 trại lính khổng lồ.
Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?
-Đức là quê hương của chủ nghĩa quân phiệt.
-Chịu hậu quả nặng nề của cttg 1 và khủng hoảng kinh tế.
-Được sự ủng hộ của giới đại tư bản.
-Sự từ chối hợp tác với Đảng Cộng sản của Đảng Xã hội dân chủ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Rose Hollywood
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)