Bài 9. Các dân tộc, sự phân bố dân cư

Chia sẻ bởi Tân Hạnh Duy | Ngày 13/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Các dân tộc, sự phân bố dân cư thuộc Địa lí 5

Nội dung tài liệu:

22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
1
Kính chào quí vị đại biểu ,các thầy cô cùng toàn thể các bạn học sinh có mặt trong ngày hôm nay
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
2
Địa Lý
Bài 9
Các dân tộc, sự phân bố dân cư
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
3
Các nhóm dân tộc
Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.

Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.

Nhóm Môn-Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M`Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.

Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn.

Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La chí, La ha, Pu péo.

Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai.

Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.

Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà Nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la.

22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
4
Dân tộc Kinh
Dân số
65.000.000 người.

Cư trú
Người Kinh cư trú khắp tỉnh, nhưng đông nhất là các vùng đồng bằng và thành thị.

Đặc điểm kinh tế
Người Kinh làm ruộng nước. Trong nghề trồng lúa nước, người Kinh có truyền thống đắp đê, đào mương. Nghề làm vườn, trồng dâu nuôi tằm, nghề nuôi gia súc và gia cầm, đánh cá sông và cá biển đều phát triển. Nghề gốm có từ rất sớm.
Người Kinh có tập quán ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, uống nước chè, nước vối. Ngoài cơm tẻ, cơm nếp, còn có cháo, xôi. Mắm tôm, trứng vịt lộn là món ăn độc đáo của người Kinh.
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
5
Dân tộc Khơ-me
Tên gọi khác
Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ me Krôm.

Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer

Dân số
1.000.000 người.

Cư trú
Sống tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.

Đặc điểm kinh tế
Người Khmer đã biết thâm canh lúa nước từ lâu đời. Đồng bào biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều để thau chua, xổ phèn cải tạo đất, có địa phương trồng nhiều dưa hấu.
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
6
Dân tộc Thái
Tên gọi khác
Tày, Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc

Nhóm ngôn ngữ
Tày - Thái

Dân số
1.000.000 người.

Cư trú
Sống tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An.

Đặc điểm kinh tế
Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm... Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp.
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
7
Dân tộc Pu Péo
Tên gọi khác
Ka Beo, Pen ti lô lô

Nhóm ngôn ngữ
Ka đai

Dân số
400 người.

Cư trú
Sống tập trung ở vùng biên giới Việt - Trung thuộc các huyện Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang.

Đặc điểm kinh tế
Người Pu Péo chủ yếu sống bằng nghề làm nương và ruộng bậc thang, trồng ngô, lúa, mạch ba góc, đậu... Trong sản xuất, đồng bào dùng công cụ cày, bừa; dùng trâu, bò làm sức kéo. Lương thực chính trong bữa ăn thường ngày là bột ngô đồ chín.
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
8
Dân tộc Hoa
Tên gọi khác
Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Hạ, Xạ Phang..

Nhóm ngôn ngữ
Hoa

Dân số
900.000 người.

Cư trú
Sinh sống ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam, ở cả nông thôn và thành thị

Đặc điểm kinh tế
Người Hoa làm nhiều nghề nghiệp khác nhau: nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nhân, viên chức, giáo viên, buôn bán, làm muối, đánh cá, v.v... Nông dân Hoa có truyền thống trồng lúa lâu đời, có kinh nghiệm sản xuất, tạo ra được những nông cụ tốt: cày, bừa dùng đôi trâu kéo, hái gặt lúa, cuốc, thuổng... Nhiều nghề gia truyền của người Hoa đã nổi tiếng từ lâu.
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
9
Dân tộc Ê Đê
Tên gọi khác
Rađê, Đê, Kpa, A Dham, Krung, Ktul, Dlie Ruê, Blô, Epan, Mdhur, Bích

Nhóm ngôn ngữ
Malayô - Pôlinêxia

Dân số
195.000 người.

Cư trú
Sống tập trung ở tỉnh Đắc Lắc, nam tỉnh Gia Lai và miền tây hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên.

Đặc điểm kinh tế
Người Êđê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bích làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt, đồng bào còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt.
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
10
Dân tộc Chăm
Tên gọi khác
Chàm, Chiêm thành, Hroi
Nhóm ngôn ngữ
Malayô - Pôlinêxia.
Dân số
99.000 người.
Cư trú
Sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số nơi khác như An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phần dân cư là người Chăm; tây nam Bình Thuận và tây bắc Phú Yên có người Chăm thuộc nhóm Hroi.
Đặc điểm kinh tế
Đồng bào Chăm sống ở đồng bằng, có truyền thống sản xuất lúa nước là chính. Kỹ thuật thâm canh lúa nước bằng các biện pháp giống, phân bón, thủy lợi khá thành thạo. Đồng bào Chăm biết buôn bán. Hai nghề thủ công nổi tiếng là đồ gốm và dệt vải sợi bông. Trước kia, người Chăm không trồng cây trong làng
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
11
Dân tộc Dao
Tên gọi khác
Dao (Mán, Ðông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Ðại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn và Sơn Ðầu)
Nhóm ngôn ngữ
Mông - Dao
Dân số
Hơn 470.000 người.
Cư trú
Biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, một số tỉnh Trung du và ven biển Bắc bộ.
Phong tục tập quán
Thờ tổ tiên là Bàn Hồ. Qua tên đệm xác định dòng họ và thứ bậc. Ma chay theo tục lệ xa xưa. Vài vùng có tục hoả táng cho người chết từ 12 tuổi trở lên. Tục ở rể có thời hạn và vĩnh viễn. Nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất, nhà trệt.
Văn hoá:
Chữ viết là Hán được Dao hoá (chữ Nôm Dao).
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
12
Sau đây sẽ là một số điệu múa, lễ hội và nhạc cụ của các dân tộc
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
13
Lễ hội dân tộc Chăm
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
14
Điệu múa APSARA
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
15
Lễ hội Đâm trâu
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
16
Lễ hội Nhảy lửa
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
17
Đàn T’rưng
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
18
Đàn đá
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
19
Đàn bầu
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
20
Múa khèn
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
21
Sáo mèo
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
22
Cồng chiêng Buôn Mê
22-01-2011
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Khối lớp 5
23
Trên đây là một vài ví dụ cụ thể và còn rất nhiều điệu múa và bài hát hay của các dân tộc anh em khác.
Chúng em chân thành cảm ơn quý thầy cô, cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe, bài thuyết trình của nhóm đến đây là hết.
Xin chào và hẹn gặp lại.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tân Hạnh Duy
Dung lượng: 2,22MB| Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)