Bài 9. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

Chia sẻ bởi Ruby Phan | Ngày 11/05/2019 | 92

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

Nhóm 9
Kiểm tra bài cũ

1 ) Trong thử nghiệm xác định độ chua của đất , ngoài nước ra thì dung dịch được đổ vào chung với mẫu đất là :


2 ) Phản ứng kiềm của đất là phản ứng do các :



3) Keo đất cấu tạo gồm nhân và … lớp ion :

Bài 9 :
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

Mở đầu
Trong 32,8 triêu ha đất tự nhiên của nước ta gồm :
Khoảng 20 triệu ha đất có độ dốc trên 15 độ bị ảnh hưởng bởi xói mòn
Và khoảng 1,8 triệu ha đất xám bạc màu
Khoảng 0,97 triệu ha đất nhiễm mặn và 1,8 triệu đất phèn
I_Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu
Câu hỏi : đất xám bạc màu là gì ?
=> là đất gồm phù sa cổ , đá cát và macma , có màu xám đặc trưng .
_ Đất xám bạc màu chiếm 1.791.021 ha phân bố ở các vùng trung du miền núi phía bắc , miền Trung , Tây Nguyên và Đông Nam Bộ






Đất xám bạc màu

1. Nguyên nhân hình thành
- Do địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi các hạt sét , keo và các chất dinh dưỡng diễn ra mạnh mẽ .
- Do tập quán canh tác lạc hậu xưa nên đất bị thoái hóa .





Đất bị thoái hóa

2 . Tính chất của đất :


Câu hỏi : Nêu các tính chất của đất?
- Tầng đất mặt mỏng .
- Thành phần cơ giới nhẹ , kết cấu kém hoặc không có kết cấu .
- Tỉ lệ cát lớn , ít keo , sét
- Đất khô khó trồng cây
- Đất chua hoặc rất chua .
- Nghèo chất dinh dưỡng và nghèo mùn .
- Vi sinh vật ít , hoạt động kém .
Câu hỏi
1.Thành phần cơ giới gồm có những gì ?
gồm cát , sét , thịt trong đất.
2. vi sinh vật trong đất là gì ?
=> bao gồm vi nấm , vi tảo , động vật nguyên sinh , vi khuẩn , v..v…

3) Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng.
a) Biện pháp cải tạo.



-Tất cả các biện pháp cải tạo nhằm cải thiện các tính chất vật lí,hóa học và sinh học của đất.
-Có nhiều biện pháp cải tạo đất xám bạc màu.Dưới đây là một số biện pháp cải tạo chính
Xây dựng bờ vùng,bờ thửa và hệ thống mương máng,bảo đảm tưới,tiêu hợp lí.
Bờ vùng : bờ bao quanh một cánh đồng lớn, thường là đồng trũng, để giữ hoặc tháo nước
+ Tác dụng: khắc phục hạn hán,tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động.
+ Tại sao ở đất xám bạc màu, chúng ta phải xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng?
=> Đây là loại đất có tính giữ nước kém, nghèo dinh dưỡng. Xây bờ để hạn chế nước rửa trôi dinh dưỡng đi, hệ thống mương máng cung cấp nước thường xuyên cho đất thuận lợi cho việc cải tạo)

Bờ vùng , bờ thửa
Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học(N,P,K)hợp lí.
+Tác dụng: làm tăng bề dày của tầng đất mặt,bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho đất.


Bón vôi cải tạo đất.
+ tác dụng: làm giảm độ chua của đất
+ có 2 loại bón vôi cải tạo và bón vôi duy trì.


b)Sử dụng đất xám bạc màu.
-Do được hình thành ở địa hình dốc thoải,dễ thoát nước,thành phần cơ giới nhẹ,dễ cày bừa,nên đất xám bạc màu thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn.
-Hãy kể tên một số loại cây trồng được trồng trên đất xám bạc màu?
+Lúa cạn,dứa,cao su,điều,khoai lang,bắp,đậu đỗ,rau

Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng.

II_Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Nguyên nhân gây xói mòn đất :
Xói mòn là quá trình phá hủy lớp đất mặt và tầng đất dưới do tác động của nước mưa,nước tưới,tuyết tan hoặc gió.

Nguyên nhân :
Mưa lớn phá vỡ kết cấu của đất.
Mưa càng lớn lượng đất bị bào mòn, rửa trôi càng nhiều.
Địa hình dốc tạo ra dòng chảy rửa trôi. Độ dốc càng lớn, càng dài tốc độ dòng chảy càng mạnh, tốc độ xói mìn càng lớn
.Chặt phá rừng làm giảm độ che phủ. Nhất là chặt phá rừng đầu nguồn làm cho tốc độ dòng chảy trên các vùng đồi núi, nhất là đồi trọc càng lớn, thúc đẩy nhanh quá trình xói mòn.
Đất bị xói mòn
Đất bị xói mòn
Đất bị xói mòn
Câu hỏi
Từ những nguyên nhân trên, hãy cho biết đất xói mòn thường xảy ra ở đâu (vùng nào)
=> Phân bố ở vùng Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.




2) Đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp đất nào chịu xói mòn mạnh hơn? Tại sao?
- Đất lâm nghiệp bị xói mòn mạnh hơn.Đất lâm nghiệp có độ dốc lớn hơn.
2 . Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Qua nghiên cứu nguyên nhân hình thành đất xói mòn và quan sát hình 9.2 , các bạn hãy nêu những tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh , có trường hợp mất hẳn tầng mùn
Sét và limon bị cuốn trôi đi , trong đất , cát , sỏi chiếm ưu thế
Đất chua hoặc rất chua , nghèo mùn và chất dinh dưỡng
Số lượng vi sinh vật đất ít , hoạt động của vi sinh vật đất yếu

3 . Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng



.Các bạn hãy tham khảo sách giáo khoa và dựa vào những hình ảnh sau đây để nêu lên các biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá











Biện pháp công trình : Làm ruộng bậc thang

Ruộng bậc thang là những dải đất nằm ngang sườn dốc . Các dải đất này dùng để canh tác và được bảo vệ bằng các bờ đê hoặc đá
Biện pháp công trình: Thềm cây ăn quả

Thềm cây ăn quả là dạng không liên tục của ruộng bậc thang . Khoảng cách giữa 2 hàng cây ăn quả cần trông cỏ hoặc cây họ Đậu để bảo vệ đất

Biện pháp nông học : Canh tác theo đường đồng mức

Đường đồng mức : là đường nối các điểm có cùng độ cao so với mực nước biển

Đường đồng mức
Biện pháp nông học : Trồng cây thành băng ( dải )

Biện pháp nông học : Canh tác nông lâm kết hợp
Mô hình nông lâm kết hợp trình diễn trồng vải thiều và dứa trên đất dốc tại
Bản Can, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

Biện pháp nông học : Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn

1 số biện pháp nông học khác :
Trồng cây phủ xanh đất ( Tỉnh Sơn La đã phủ xanh 5.200 ha đất dốc, đồi trọc bằng cây cao su :Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La, đến hết tháng 10 , các hộ nông dân thuộc 6 huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Yên Châu, Mường La, Sông Mã đã trồng mới được trên 1.400ha cây cao su, đưa tổng số diện tích cây cao su toàn tỉnh trồng trong 3 năm từ tháng 8 năm 2007 đến nay lên 5.200ha )

- Bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng (N , P, K )

Bón vôi cải tạo đất

- Luân canh và xen canh gối vụ



Độ che phủ của cây trồng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xói mòn đất:

- Nếu rừng được che phủ: mất 1 - 2 tấn đất / ha / năm

- Nếu rừng không được che phủ: mất 50 - 100 tấn đất / ha / năm



Hạn chế tốc độ dòng chảy rửa trôi

Tăng độ che phủ , hạn chế dòng chảy
Hạn chế dòng chảy
Tăng độ phì nhiêu , tạo môi trường cho vi sinh vật hoạt động
Giảm độ chua cho đất
Hạn chế sự bạc màu

Tăng độ che phủ
Tăng độ che phủ , hạn chế tốc độ dòng chảy
Hạn chế tốc độ dòng chảy


Tác dụng của các biện pháp cái tạo đất xói mòn
Củng cố bài học
Xói mòn đất là quá trình phá hủy lớp đất mặt và :
Tầng đất trên
Tầng đất giữa
Tầng đất dưới
2) Đất xám bạc màu có :
a. Tầng đất mặt mỏng
b. Tầng đất mặt dày
3) Biện pháp cải tạo đất có tác dụng làm giảm độ chua của đất :
Xây dựng bờ vùng , bờ thửa
Bón vôi cải tạo
Luân canh cây trồng
Made by : Megorie
Take out with full Credit
Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe.

Edit by : Ruby Phan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ruby Phan
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)