Bài 9. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Chia sẻ bởi Nguyễn Thi Thanh |
Ngày 11/05/2019 |
95
Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá thuộc Công nghệ 10
Nội dung tài liệu:
Bài 9
BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ
I. Đặc điểm chung của đất Việt Nam
II. Nguyên nhân hình thành, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu
III. Nguyên nhân hình thành, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn
Ruộng bậc thang ở Mù Căng Chải Yên Bái
I. Đặc điểm chung của đất Việt Nam
Điều kiện khí hậu nóng ẩm nên chất hữu cơ và mùn dễ bị khoáng hóa
- Chất dinh dưỡng dễ hòa tan, dễ bị rửa trôi
- Phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi nên bị xói mòn mạnh và dễ thoái hóa
II. Nguyên nhân hình thành, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu
1. Điều kiện và nguyên nhân hình thành
- Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi
- Địa hình dốc thoải
- Tập quán canh tác lạc hậu
- Chặt phá rừng bừa bãi
2. Tính chất của đất xám bạc màu
- Tầng đất mặt mỏng
- Thành phần cơ giới nhẹ, thường khô hạn
- Độ chua cao
- Nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn
- Số lượng VSV đất thấp, hoạt động yếu
II. Nguyên nhân hình thành, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu
3. Biện pháp cải tạo
Xây dựng bờ vùng, bờ thửa, tưới tiêu hợp lý: Khắc phục hạn hán, tạo môi trường thuận lợi cho VSV đất hoạt động thuận lợi
Cày sâu dần: Tăng độ dày tầng đất mặt
Bón vôi: Giảm độ chua, tạo kết cấu đất
Luân canh: Tăng cường VSV cố định đạm
Bón phân hợp lý, tăng cường bón phân hữu cơ: Khắc phục tình trạng nghèo chất dinh dưỡng, tăng lượng mùn, lượng VSV...
III. Nguyên nhân hình thành, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn
Điều kiện và nguyên nhân hình thành
- Mưa lớn phá vỡ kết cấu
- Địa hình dốc tạo ra dòng chảy rửa trôi
- Chặt phá rừng giảm độ che phủ, tăng tốc độ dòng chảy
2. Tính chất của đất xói mòn mạnh
- Tầng đất mặt mỏng, thậm trí mất hẳn tầng mùn. Thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là sỏi, đất khô hạn
- Độ chua cao
Nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn
- Số lượng VSV đất ít, hoạt động yếu
III. Nguyên nhân hình thành, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn
3. Biện pháp cải tạo và sử dụng
* Biện pháp công trình:
- Làm ruộng bậc thang: Hạn chế tốc độ dòng chảy
- Thềm cây ăn quả: Tăng độ che phủ đất
* Biện pháp nông học:
- Canh tác theo đường đồng mức: Giữ nước, hạn chế tốc độ dòng chảy
- Bón phân hữu cơ kết hợp phân khoáng: Tăng cường chất dinh dưỡng, nâng cao lượng mùn và VSV đất
- Bón vôi tạo kết cấu đất và giảm độ chua
- Luân canh, xen canh gối vụ: Tận dụng tầng dinh dưỡng, tăng lượng VSV cố định đạm
III. Nguyên nhân hình thành, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn
- Trồng cây thành băng, dải: Giữ nước, hạn chế tốc độ dòng chảy
- Nông lâm kết hợp: Tăng độ che phủ, giữ nước, hạn chế tốc độ dòng chảy
- Trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn: Tăng độ che phủ, giữ nước, hạn chế tốc độ dòng chảy
Ruộng bậc thang vùng tây bắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thi Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)