Bài 9. Axit nitric và muối nitrat

Chia sẻ bởi Ruby Phan | Ngày 10/05/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Axit nitric và muối nitrat thuộc Hóa học 11

Nội dung tài liệu:

Bài thuyết trình Hóa
TỔ 3 – Nhóm 2
★ Nguyễn Thị Kim Dung
★ Đinh Phạm Bích Nhân
★ Vủ Thị Thanh Vy
★ Nguyễn Thanh Nhã
★ Nguyễn Phước Thanh Hằng
★ Nguyễn Hoàng Thơ
★ Phan Vũ Phương Quỳnh
★ Ngô Thụy Minh Ngọc
Axit Nitric và Muối Nitrat

Phần B: Muối Nitrat

Phần C: Chu trình của Nitơ trong tự nhiên

Bài 9:




Đọc sách và cho biết:

Thế nào là Muối Nitrat?

Muối Nitrat là Muối của Axit Nitric
B. Muối Nitrat
Ví dụ:






Canxi Nitrat - Ca(NO3)2

Kali Nitrat KNO3
Bạc Nitrat – AgNO3
1.Tính chất vật lí
Tất cả các Muối Nitrat đều dễ tan trong nước và là chất điện li mạnh. Trong dung dịch loãng, chúng phân li hoàn toàn thành các ion.
I. Tính chất của Muối Nitrat
Ví dụ:

NaNO3 Na+ + NO3 -











Ion NO3- không có màu, nên màu của một số Muối Nitrat là do màu của cation kim loại trong muối tạo nên. Ví dụ: dung dịch Cu(NO3)2 có màu xanh
•Một vài Muối hút ẩm trong không khí như NaNO3 và NH4NO3.

•Muối Nitrat của những kim loại hoá trị hai và hoá trị ba thường ở dạng hydrat.
Thông tin thêm:

•Muối Nitrat khan của kim loại kiềm khá bền với nhiệt (chúng có thể thăng hoa trong chân không ở 380 – 500 độ C).

•Còn các Muối Nitrat của kim loại khác dễ phân huỷ khi đun nóng.
•Độ bền nhiệt của Muối Nitrat phụ thuộc vào bản chất cation kim loại.


•Một số Muối Nitrat dễ bi chảy rữa do hấp thu nước trong không khí.
2.Phản ứng nhiệt phân:
+Viết sản phẩm tạo thành & cân bằng phương trình.
Tính chất quan trọng của Muối Nitrat đó là phản ứng nhiệt phân, tức là phản ứng dưới tác dụng của nhiệt độ.
KNO3
2KNO2 + O2
2
NaNO3

2
2NaNO2 + O2
Ca(NO3)2

Ca(N02)2 + O2
Mg(NO3)2

MgO + 2NO2 + O2
Cu(NO3)2

CuO + 2NO2+ O2
AgNO3

2
2Ag + 2NO2 + O2

Từ những ví dụ trên ta có thể kết luận về phản ứng nhiệt phân của Muối Nitrat

•Các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy, giải phóng oxi. Vì vậy, ở nhiệt độ cao các muối nitrat có tính oxi hóa mạnh.
•Các muối nitrat của kim loại hoạt động mạnh (kali, natri,…) bị phân hủy tạo ra muối nitrit và O2:

Ví dụ:

2KNO3 2KNO2 + O2

2NaNO3 2NaNO2 + O2

Ca(NO3)2 Ca(N02)2 + O2
M(NO3)n M(NO2)n + O2



Muối nitrat của magie(Mg), kẽm(Zn), sắt(Fe), chì(Pb), đồng( Cu),… bị phân hủy tạo ra oxit của kim loại tương ứng, NO2 và O2:
M(NO3)n  MxOy +NO2 +O2
Ví dụ:
Mg(NO3)2 MgO + 2NO2 + O2

Cu(NO3)2 CuO + 2NO2 + O2


Muối nitrat của bạc (Ag), vàng(Au), thủy ngân(Hg),… bị phân hủy tạo thành kim loại tương ứng, khí NO2 và O2.
Ví dụ:

2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2

Kết luận: Thông thường khi nhiệt phân Muối Nitrat của kim loại:
•Đứng trước Mg → muối nitric + O2
•Trung bình (từ Mg→Cu) → oxit kim loại + O2 + NO2
•Đứng sau Cu → kim loại + O2 + NO2
3.Nhận biết ion Nitrat:
Các Muối Nitrat dễ tan, không màu, rất khó để nhận biết. Làm thế nào để nhận biết được gốc NO3¯?
Trong môi trường trung tính, ion NO3¯ không có tính oxi hóa. Trong môi trường axit, ion NO3¯thể hiện tính oxi hóa như HNO3. Vì vậy, để nhận biết ion NO3¯, người ta làm thế nào?
Ta thêm ít vụn đồng và dung dịch H2SO4 loãng rồi đun nóng nhe hỗn hợp. Phản ứng tạo thành dung dịch màu xanh , khí NO thoát ra bị khí O2 của không khí oxi hóa thành khí NO2 màu nâu đỏ.


3Cu + 8H+ + 2NO3¯ → 3Cu 2+ + 2NO + 4H2O
(dung dịch màu xanh)

2NO + O2 2NO2
(không màu) (không khí) (nâu đỏ)
Tại sao phải dùng Cu, nếu dùng kim loại khác được không?
Vì Cu là kim loại yếu, sẽ không tác dụng với axit là môi trường. Nếu dùng kim loại khác cũng được nhưng kim loại đó phải đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học.


Ứng dụng
Làm phân bón, cung cấp nguyên tố kali và nitơ cho cây trồng như NH4NO3, NaNO3, KNO3, Ca(NO3)2 , ...




Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.
Điều chế oxi với lượng nhỏ trong phòng thí nghiệm.
Chế tạo thuốc nổ đen với công thức: 75% KNO3, 10% S và 5% C. Khi hỗn hợp nổ, xảy ra phản ứng: 2KNO3 + S + 3C → K2S + N2↑ + 3CO2↑







Điều chế HNO3 khi tác dụng với axit:
H2SO4 + KNO3 → K2SO4 + HNO3
Phụ gia thực phẩm (E252).
C. Chu trình của Nitơ trong tự nhiên
Hãy cho biết chu trình của Nitơ trong tự nhiên là gì và tồn tại ở những dạng nào?
Chu trình của Nitơ trong tự nhiên là một chu trình tuần hoàn khép kín bao gồm các quá trình:

•Quá trình chuyển hóa qua lại giữa nitơ dạng vô cơ và nitơ dạng hữu cơ

•Quá trình tự nhiên.

•Quá trình chuyển hóa qua lại giữa nitơ dạng tự do và nitơ hóa hợp.

•Quá trình nhân tạo.
Quá trình chuyển hóa qua lại giữa nitơ dạng vô cơ và nitơ dạng hữu cơ:
Cây xanh đồng hóa Nitơ chủ yếu dưới dạng Muối Nitrat và
Muối Amoni, chuyển hóa thành protein thực vật.
Động vật đồng hóa protein thực vật, tạo ra protein động vật.
Các chất hữu cơ do động vật bài tiết ra cũng như xác chết
động vật bị phân hủy, lại chuyển thành các hợp chất hữu cơ
chứa Nitơ.
• Nhờ những loại vi khuẩn khác nhau có trong đất, 1 phần các
hợp chất này chuyển hóa thành amoniac, rồi từ amoniac
chuyển hóa thành Muối Nitrat, phần còn lại bị thoát ra ở dạng
Nitơ tự do bay vào khí quyển.
Trong mưa giông, khi có sự phóng điện do
sấm sét, 1 phần Nitơ tự do trong khí quyển
kết hợp với oxi tạo thành NO, rồi chuyển
hóa thành HNO3 và theo nước mưa thấm
vào đất. HNO3 chuyển thành Muối Nitrat
khi kết hợp với các muối cacbonat. Số loài
vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn cố định
đạm sống ở rễ cây họ đậu , có khả năng
hấp thụ Nitơ từ khí quyển, rồi chuyển hóa
thành các hợp chất chứa Nitơ

Củng cố

1. Kể tên 1 vài Muối Nitrat?
Kali Nitrat, Bạc Nitrat, Canxi Nitrat, …

2. Nêu tính tan của Muối Nitrat?
Tất cả các Muối Nitrat đều dễ tan trong nước

3. Các Muối Nitrat của các kim loại hoạt động mạnh bị phân hủy ra
Muối nitrit và O2

Các Muối Nitrat của các kim loại đứng sau Cu trong dãy hoạt động hóa học bị phân hủy tạo thành gì?
Kim loại tương ứng, khí NO2 và O2




Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe.
Credit: Megorie @VTS High School
MAY TAKE OUT WITH FULL CREDIT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ruby Phan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)