Bài 9. Amin

Chia sẻ bởi Võ Thị Thu Thủy | Ngày 09/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Amin thuộc Hóa học 12

Nội dung tài liệu:

TỔ: HOÁ -THỂ DỤC
GVHD: ĐINH ĐỨC QUÂN
GVTS: VÕ THỊ
THU THUỶ

Chương 3
AMIN
AMINO AXIT
PROTEIN
Bài 9
AMIN
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP & ĐỒNG PHÂN
1. Khái niệm, phân loại
NH3
Amoniac
CH3NH2
Metylamin
CH3-NH-CH3
Đimetylamin
C6H5NH2
Phenylamin
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP & ĐỒNG PHÂN

1. Khái niệm, phân loại
Khái niệm
Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.
VD
CH3NH2 (Metylamin)
CH3 – NH – CH3 (Đimetylamin)
C6H5 – NH2 (Phenylamin)
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP & ĐỒNG PHÂN
Phân loại
GỐC HIĐROCACBON
BẬC AMIN
Amin thơm: C6H5-NH2,…
Amin béo: CH3NH2, C2H5NH2,…
Amin bậc 1: C6H5-NH2,…
Amin bậc 2: CH3-NH-CH3
Amin bậc 3: CH3-N-CH3
CH3
* Đồng phân
Gồm có đồng phân về mạch cacbon, về vị trí nhóm chức, về bậc amin.
Ví dụ: C4H11N có các đồng phân như :
(1) CH3-CH2-CH2-CH2-NH2
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP & ĐỒNG PHÂN
2. Danh pháp: tên gốc chức (gốc HC + amin) và tên thay thế
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Metylamin(CH3NH2), đimetylamin(CH3NHCH3), trimetylamin((CH3)3N), etylamin(C2H5NH2): chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước.
- Các amin có phân tử khối cao hơn là chất lỏng hoặc rắn, nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.
- Các amin thơm đều là chất lỏng hoặc rắn, dễ bị oxi hóa chuyển từ không màu thành màu đen.
- Các amin đều độc.
III. CẤU TẠO PHÂN TỬ - TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Cấu tạo phân tử
Amoniac
Amin bậc 1
Amin bậc 2
Amin bậc 3
- Amin có nguyên tử nitơ như trong phân tử NH3 nên amin có tính bazơ. Ngoài ra còn có tính chất của gốc HC
III. CẤU TẠO PHÂN TỬ - TÍNH CHẤT HÓA HỌC
2. Tính chất hóa học
a) Tính bazơ
Các amin tan trong nước làm quỳ tím hóa xanh, làm hồng phenolphtalein.
Anilin và các amin thơm không làm quỳ tím hóa xanh, không làm hồng phenolphtalein.
Anilin tác dụng với nước và axit clohiđric
C6H5NH2 + HCl →[C6H5NH3]+ Cl –
Nhóm ankyl làm tăng lực bazơ, nhóm phenyl (C6H5) làm giảm lực bazơ. Lực bazơ giảm:
CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2
III. CẤU TẠO PHÂN TỬ - TÍNH CHẤT HÓA HỌC
2. Tính chất hóa học
b) Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin
+ 3Br2 → + 3HBr
Kết tủa trắng
Do ảnh hưởng của nhóm NH2 nên 3 nguyên tử hiđro ở vị trí ortho và para dễ bị thay thế bởi 3 nguyên tử brom.
2,4,6- tribromanilin
Bài 1:
Thuốc thử dùng để nhận biết 3 chất lỏng riêng biệt anilin, metylamin và ancol etylic là
A. Dd HCl
B. Nưuớc brôm
C. Quỳ tím
D. Quỳ tím, nuước brôm
A
D
B
C
Bài tập c?ng c?:
Bài tập c?ng c?:
Bài 2:
Cho 9,3 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lưu?ng muối thu đưuợc là
A. 11,95 (g)
B. 12,95 (g)
C. 12,59 (g)
D. 11,85 (g)
A
D
B
C
- Học bài
- Làm bài tập 1, 2, 3, 5, 6 SGK – trang 44
Dặn dò
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Thu Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)