BÀI 8: TRUY VẤN DỮ LIỆU

Chia sẻ bởi Trần Thị Trúc Phương | Ngày 25/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: BÀI 8: TRUY VẤN DỮ LIỆU thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Bài 8 - tiết: 25
Tuần dạy: 23 Ngày dạy:

Mục tiêu:
Kiến thức:
HS biết:
- Biết khái niệm mẫu hỏi và công dụng của mẫu hỏi.
- Biết vận dụng một số hàm và phép toán tạo ra các biểu thức số học, biểu thức điều kiện và biểu thức logic để xây dựng mẫu hỏi
- Biết các bước chính để tạo mẫu hỏi, tạo được mẫu hỏi đơn giản;
- Biết sử dụng hai chế độ làm việc là chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu;.
Kỹ năng:
Biết các bước chính để tạo mẫu hỏi, tạo được mẫu hỏi đơn giản;
Thái độ:
Hướng cho một số HS có nguyện vọng sau này học tiếp đạt trình độ phục vụ được công việc quản lí trong tương lai.
Trọng tâm:
- Biết các bước chính để tạo mẫu hỏi, tạo được mẫu hỏi đơn giản;
- Biết sử dụng hai chế độ làm việc là chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu;.
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Bảng, máy chiếu, máy vi tính.
3.2 Học sinh:
Tiến trình:
Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Ổn định lớp.
Điểm danh lớp.
Kiểm tra miệng: không
Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học

Hoạt động 1: Khái niệm
- GV: Đăt vấn đề: Chúng ta đã xây dựng những cơ sở dữ liệu nào trên máy?
- HS: Trả lời câu hỏi?
- GV: Lấy một ví dụ là CSDL KINH_DOANH.mdb. Đặt câu hỏi
- Hỏi: Các em hãy thực hiện yêu cầu sau: Đưa ra họ tên những khách hàng mua Bút bi?
- HS: Suy nghĩ tìm câu trả lời
- GV: Từ các câu trả lời của các HS. HS nhận ra được với yêu cầu như vậy và với những kiến thức đã học thì không thể nào thực hiện được
- GV: Giải thích thêm lí do vì sao không thực hiên được
- HS: Nghe, quan sát, ghi bài
- GV: Từ đó khẳng định vai trò của Query trong việc thực hiện các truy vấn
Hoạt động 2: Tác dụng của Mẫu hỏi
- GV Hỏi HS về những tác dụng của các thao tác trên bảng?
- HS: trả lời câu hỏi?
- GV: Từ câu trả lời của HS, GV mở rộng thêm để những thao tác đó không còn thực hiện trên bảng được và chỉ có thể thực hiện trên mẫu hỏi
- HS: Nghe, quan sát, ghi bài
Hoạt động 3: Biểu thức trong Access
- GV: Một biểu thức cần gốm có những thành phần nào?
- HS: Trả lời câu hỏi
- GV: Vậy chúng ta xét các toán hạng và toán tử trong biểu thức của Access?
- HS: Nêu các phép toán của toán tử và các đại lượng là toán hạng
- Các HS khác: Lấy ví dụ minh họa
- GV: Nhận xét, chốt ý
- HS: nghe, quan sát, ghi bài

1. Các khái niệm:









a) Mẫu hỏi (truy vấn):
Mẫu hỏi được tạo ra để giải quyết những yêu tố sau:
- Câu hỏi dạnh phức tạp
- Dữ liệu liên quan đến nhiều bảng.



b) Tác dụng của mẩu hỏi:
- Sắp xếp các bản ghi
- Chọn các bản ghi thỏa điều kiện nào đó
- Chọn các trường hiển thị trong danh sách
- Tính tóan các trường mới
- Tổng hợp và hiển thị thông tin từ các Table có quan hệ.

c) Biểu thức trong Access:
Để thực hiện các tính tóan và kiểm tra các điều kiện, ta phải biết cách viết các biểu thức đó. Các biểu thức trong Access là:
Biểu thức số học, biểu thức điều kiện và biểu thức lôgic:
- Các phép tóan được sử dụng trong Access để viết biểu thức:
Phép toán số học: +,-,*,/
Phép toán so sánh:
<, >, <=,>=,=,<> (không bằng)
Phép toán Lôgic: AND (và), OR (hoặc), NOT (phủ định).
Phép toán ghép chuổi: &
Ví dụ: [HO_DEM]&” “&[TEN], ghép trường [HO_DEM] và trường [TEN]
- Các toán hạng được viết trong biểu thức :
Tên trường: được viết trong cặp dấu [ ]
Ví dụ: [HODEM], [TEN]...
Hằng số: 200, 12...
Hằng văn bản (các ký tự) phải được viết trong cặp dấu kép “ “
Vdụ: “Nam” , “Giỏi”
Các hàm số: như SUM, AVG...
Ví dụ: SUM([THANHTIEN]): để
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Trúc Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)