Bài 8. Truy vấn dữ liệu

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Trúc | Ngày 10/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Truy vấn dữ liệu thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Bài 8: TRUY VẤN DỮ LiỆU
Các khái niệm
a. Mẫu hỏi
b. Biểu thức
c. Các hàm
2. Tạo mẫu hỏi
3. Ví dụ áp dụng
1. Các khái niệm:
VD: Để quản lí một kì thi tốt nghiệp phổ thông, người ta tạo ra một CSDL gồm 2 bảng sau:
?B?ng T_DANHSACH: ch?a thụng tin c?a cỏc thớ sinh
?B?ng T_DIEMTHI: ch?a kq thi c?a cỏc thớ sinh
Liệt kê những học sinh có điểm TBM >=8?
Cho biết điểm bình quân các môn thi của từng lớp?
Liệt kê tên những học sinh có điểm môn Toán>=8 và Văn>=6.5?
Liệt kê những học sinh có điểm TBM >=8?
Cho biết điểm bình quân các môn thi của từng lớp?
Liệt kê tên những học sinh có điểm môn Toán>=8 và Văn>=6.5?
Trong những trường hợp như vậy cần sử dụng mẫu hỏi (Query)
Mẫu hỏi (Query) có thể sử dụng để:
Sắp xếp các bản ghi.
Chọn những bản ghi thỏa mãn các điều kiện cho trước.
Chọn các trường để hiển thị.
Tính toán các giá trị.
Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng hay các mẫu hỏi khác.
Vậy, mẫu hỏi là gì?
a. Mẫu hỏi
Là một loại đối tượng của Access dùng để tìm kiếm, sắp xếp và kết xuất dữ liệu từ một hoặc nhiều bảng dựa vào liên kết giữa các bảng.
Mẫu hỏi thường được sử dụng để làm gì?
Phép toán:
Phép toán số học: +,-,*,/
Phép toán so sánh: <,>,<=,>=,=,<>
Phép toán lôgic: AND, OR, NOT
Các toán hạng:
Tên các trường: đóng vai trò là các biến được ghi trong dấu [ ]
vd: [GIOI TINH], [DIEM],[SOLUONG], [HOTEN],…
Hằng số:
VD: 0.1, 12, 100, 1000,…
- Hằng văn bản (các ký tự) phải được viết trong cặp dấu kép “ ”
vd: “Bình”, “Nam”, “Nữ”, “Giỏi”,…
Các hàm số: SUM, AVG, MAX, MIN, COUNT…
Trong tính toán chúng ta có những loại phép toán nào?
b. Biểu thức:
Bao gồm toán hạng và các phép toán
b. Biểu thức
Biểu thức số học: được sử dụng để mô tả các trường tính toán trong mẫu hỏi.
Cú pháp: :
Ví dụ:
Để tính thành tiền
 THANHTIEN:[SO_LUONG] * [DON_GIA]
Để tính điểm trung bình
 DTB:(2*[TOAN]+2*[VAN]+[TIN_HOC])/5
Để tính tiền thưởng
 TIENTHUONG:[luong] * 0.1

Biểu thức điều kiện và biểu thức lôgic: dùng trong các trường hợp
- Thiết lập bộ lọc cho bảng
- Thiết lập điều kiện lọc để tạo mẫu hỏi
Ví dụ:
Kiểm tra dữ liệu nhập vào cột điểm toán sao cho điểm thuộc thang 10 điểm
 [TOAN]>=0 AND [TOAN]<=10
Trong CSDL quản lí học sinh, tìm những học sinh là nam có điểm trung bình môn tin từ 8.5 trở lên.
[gioitinh] = “nam” and [tin] > = 8.5
b. Biểu thức
c. Các hàm
Các hàm gộp nhóm thông dụng:
SUM: Tính tổng các giá trị
Ví dụ: SUM([THANHTIEN]): để tính tổng cột thành tiền
AVG: Tính giá trị trung bình
MIN: Tìm giá trị nhỏ nhất
MAX: Tìm giá trị lớn nhất
COUNT: Đếm số giá trị khác trống (Null)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Trúc
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)