Bài 8. Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật

Chia sẻ bởi Ma Văn Thân | Ngày 11/05/2019 | 130

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật thuộc Công nghệ 11

Nội dung tài liệu:

Công nghệ 11
* KiÓm tra bµi cò :
C©u 1 : Em h·y cho biÕt thÕ nµo lµ hình chiÕu phèi c¶nh 1 ®iÓm tô?
C©u 2 : Em h·y cho biÕt hình sau lµ hình chiÕu gì Vì sao ?
trên trái đất của chúng ta có rất nhiều các công trình kiến trúc nổi tiếng.
Và những máy móc, tiện nghi sang trọng, những công cụ hiện đại thay thế sức lao động của con người...
Vậy những công
trình, những máy móc đó được bắt đầu từ đâu?
Quá trình đó như thế nào?
Tiết 10 Bài 8
thiết kế và bản vẽ kĩ thuật
Chương 2
vẽ kĩ thuật ứng dụng
I. Thiết kế
Đó là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn.
Trong sản xuất, muốn chế tạo một sản phẩm công
nghiệp hay thi công một công trình xây dựng trước
tiên phải tiến hành thiết kế
 nhằm xác định hình dạng, kích thước, kết cấu và chức năng của chúng.
Vậy thiết kế nhằm mục đích gì ?
1. Các giai đoạn thiết kế:
a) Điều tra, nghiên cứu yêu cầu thị trường và nguyện vọng của người tiêu dùng, hình thành ý tưởng và xác định đề tài thiết kế.
b) Căn cứ vào mục đích yêu cầu của đề tài thiết kế, thu thập thông tin đề ra phương án thiết kế và tiến hành tính toán lập bản vẽ nhằm xác định hình dạng, kích thước, kết cấu, chức năng của sản phẩm.
c) Làm mô hình, tiến hành thử nghiệm hoặc chế tạo thử.
d) Thẩm định, phân tích, đánh giá phương án thiết kế, nếu cần sửa đổi, cải tiến để được phương án thiết kế tốt nhất
e) Căn cứ vào phương án thiết kế tốt nhất, tiến hành lập hồ sơ kĩ thuật. Hồ sơ kĩ thuật gồm có các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm, các thuyết minh tính toán, các chỉ dẫn về vận hành sử dụng sản phẩm.
Căn cứ vào đâu
để người thiết kế hình thành ý tưởng thiết kế
Khi làm mô hình thử nghiệm người ta thường dùng loại vật liệu nào?
Quá trình thiết kế có thể được tóm lược theo sơ đồ sau:
Ngày nay người ta đã dùng máy tính trợ giúp cho công việc thiết kế (Computer Aided Design) viết tắt là CAD
Giao diện màn hình Auto Cad 2000
Bản vẽ bộ giá đỡ vẽ trên auto cad
2. Thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập
a. Hình thành ý tưởng
b. thu thập thông tin, tiến hành thiết kế
Căn cứ vào nhu cầu nào người thiết kế hình thành ý tưởng thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập
Hộp đựng phải đảm bảo các yêu cầu nào?
- Nhu cầu của học sinh khi học tập ở nhà.
- Chứa được một số quyển sách, vở, bút và dụng cụ học tập khác.
- Nhỏ gọn, chắc chắn, đẹp, rẻ tiền
- Căn cứ vào yêu cầu thiết kế và thông qua sách báo, truyền hình, mạng internet...
thu thập thông tin liên quan đến hộp đựng tương tự để từ đó hình thành phương án thiết kế, đồng thời phác họa bộ hộp đựng đồ dùng học tập như hình 8.2
Hiện nay người ta thường thu thập thông tin ở những nguồn nào? Căn cứ vào đâu?
Hình 8.2: Sơ đồ hộp đựng đồ dùng học tập


1. Ống đựng bút.
2. Ngăn để sách vở, tài liệu.
3. Ngăn để dụng cụ
Sau đó tính toán, xác định hình dạng, kích thước và lập bản vẽ của hộp đựng như hình 8.3
Hình 8.3. Bản vẽ hộp dựng đồ dùng học tập
c. Làm mô hình thử nghiệm, chế tạo thử
sau đó đặt sách, vở, đồ dùng học tập vào hộp xem có hợp lí và thuận tiện không( chú ý đến hình dạng và màu sắc) (hình 8.4)
Khi làm mô hình hộp đựng đồ dùng thường dùng loại vật liệu nào?
Vật liệu dễ chế tạo như giấy bìa cứng, xốp...
d. Thẩm định, đánh giá phương án thiết kế
Dựa vào đâu để đánh giá phương án thiết kế?
Dựa vào các yêu cầu thiết kế đề ra. Về kết cấu, kích thước, về hình dạng, màu sắc và vật liệu có gì cần thay đổi và cải tiến:
- Ngăn đựng sách vở cần tạo dáng thành đường cong đẹp hơn và thuận tiện hơn khi thao tác đặt sách vào, lấy sách ra.
- Ngăn đựng dụng cụ cần thu hẹp lại gọn hơn, mặt ngoài tạo thành mặt cong uyển chuyển, có thêm một ngăn, Hình 8.5
e. Lập hồ sơ kĩ thuật
Căn cứ vào phương án thiết kế đã hoàn thiện, tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ, viết thuyết minh giới thiệu sản phẩm, lập các bản vẽ chi tiết để chế tạo và bản vẽ lắp của hộp đựng để lắp ráp
Em hãy nhận xét về cách thiết kế chiếc hộp đựng đồ dùng học tập nói trên và đề xuất ý kiến cải tiến?
II. Bản vẽ kĩ thuật:
Bản vẽ kĩ thuật là gì?
Bản vẽ kĩ thuật (gọi tắt là bản vẽ) là các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ họa theo các quy tắc thống nhất
Trong sản xuất, có nhiều lĩnh vực kĩ thuật khác nhau. Bản vẽ kĩ thuật của mỗi lĩnh vực kĩ thuật có đặc thù riêng. Song nói chung, có hai loại bản vẽ kĩ thuật thuộc hai lĩnh vực quan trọng, đó là.
- Bản vẽ cơ khí: Gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, kiểm tra, lắp ráp, sử dụng... các máy móc, thiết bị.
- Bản vẽ xây dựng: Gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, Thi công, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng... Các công trình xây dựng
Tại sao phải trình bày theo các quy tắc thống nhất?
Để có thể sử dụng rộng rãi trong ca quốc gia thậm trí trên cả thế giới.
Ví dụ về bản vẽ cơ khí:
Ví dụ về bản vẽ xây dựng:
2. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế:
Bản vẽ kĩ thuật có vai trò hết sức quan trọng đối với thiết kế và chế tạo sản phẩm. Trong quá trình thhiết kế, từ khi hình thành ý tưởng đến việc lập hồ sơ kĩ thuật, người thiết kế thường xuyên sử dụng "ngôn ngữ" của kĩ thuật đó là các bản vẽ kĩ thuật để làm việc như:
- Đọc bản vẽ để thu thập thông tin liên quan đến đề tài thiết kế.
- Vẽ các bản vẽ phác của sản phẩm khi lập phương án thiết kế để thể hiện ý tưởng thiết kế.
- Dùng các bản vẽ để trao đổi ý kiến với đồng nghiệp.
- Vẽ các bản vẽ chi tiết và bản vẽ tổng thể của sản phẩm để chế tạo và kiểm tra sản phẩm. Vẽ các sơ đổ, bản vẽ để hướng dẫn vận hành và sử dụng sản phẩm.
Các bản vẽ của sản phẩm là tài liệu chính của hồ sơ kĩ thuật, kết quả cuối cùng của công việc thiết kế.
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ma Văn Thân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)