Bài 8. Tế bào nhân thực

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Giang | Ngày 10/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Tế bào nhân thực thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY, CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
Roi
Lông
Vỏ nhầy
Thành tế bào
Màng sinh chất
Ribôxôm
Vùng nhân
Hãy chú thích hình vẽ và nêu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ?
Bài 8

TẾ BÀO NHÂN THỰC
GV: NGUYỄN HOÀNG GIANG
Kích thước lớn
Cấu trúc phức tạp: Vật chất di truyền được bao bọc bỡi lớp màng tạo nên cấu trúc nhân tế bào. Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt. Đa số các bào quan có màng bao bọc
 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC
Quan sát hình vẽ và nêu nhận xét :
Điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực.
Đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC:
I. Nhân tế bào:
1.Cấu trúc:
- Dạng hình cầu, đường kính khoảng 5 micromet.
Bên ngoài là màng nhân (lớp màng kép), trên màng có lỗ nhân.
Bên trong là dịch nhân chứa NST(AND, Prôtêin) và nhân con.
Dịch nhân
Quan sát hình vẽ. Hãy mô tả cấu trúc và nêu chức năng của nhân tế bào?
2.Chức năng:
Chứa đựng vật chất di truyền(AND,Prôtêin) điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào thông qua sự điều khiển tổng hợp prôtêin.
HS thực hiện lệnh 1.I SGK:
Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân tế bào trứng ếch thuộc loài A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã thu được các con ếch con từ tế bào đã được chuyển nhân.
Em hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của loài nào? Thí nghiệm này đã chứng minh được điều gì về nhân tế bào?
 Kết quả cho thấy con ếch này mang đặc điểm của loài B. Qua thí nghiệm chuyển nhân, chứng tỏ nhân chính là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào.
Quan sát hình vẽ, mô tả cấu trúc của lưới nội chất?
II. Lưới nội chất
Là một hệ thống màng tạo nên các ống và xoang dẹp nối thông với nhau, gồm lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.
Có đính các hạt Ribôxôm.
Một đầu nối với màng nhân và một đầu gắn với LNC trơn
Không gắn Ribôxôm, có gắn enzim.
Gắn với lưới nội chất hạt
Tổng hợp prôtêin
Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy các chất độc hại đối với cơ thể
Hoàn thành phiếu học tập:
Dựa vào nội dung SGK trang 37 mục II. Hãy phân biệt lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn ( cấu trúc và chức năng)
III. Ribôxôm
Cấu trúc: - Không có màng bao bọc
- Gồm prôtêin và rARN
Chức năng: Tổng hợp prôtêin
Hạt lớn
Quan sát hình vẽ và nghiên cứu SGK nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của Ribôxôm?
IV. Bộ máy gôn gi:
Túi tiết
Cấu trúc: Gồm các túi dẹt hình cung xếp chồng lên nhau nhưng không tách rời nhau.
Chức năng: Lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào.
Túi dẹt
Bộ máy Gôngi có cấu trúc như thế nào và phù hợp với chức năng gì?
Ví dụ: Quá trình vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào
Quan sát hình vẽ : Những bộ phận nào tham gia vào quá trình vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào?

Các bộ phận tham gia vào quá trình vận chuyển prôtêin gồm: hệ thống lưới nội chất hạt, túi tiết, bộ máy Gôngi, màng sinh chất.
CỦNG CỐ
Câu 1:
Trong cơ thể người, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?
Tế bào bạch cầu
Tế bào biểu bì
Tế bào hồng cầu
Tế bào cơ.
CỦNG CỐ
Câu 2:
Nhân là trung tâm điều khiển hoạt động sống của tế bào. Vì sao?
Nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào
Nhân chứa đựng vật chất di truyền
Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường
Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất
CỦNG CỐ
Câu 3:
Các ribôxôm được thấy trong các tế bào chuyên hóa việc tổng hợp:
Lipít
Prôtêin
Pôlisaccarit
Axit nuclêic
CỦNG CỐ
Câu 4:
Lưới nội chất trơn có nhiệm vụ gì?
Tổng hợp lipít
Chuyển hóa đường
Phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
Tất cả đều đúng
CỦNG CỐ
Câu 5:
Prôtêin được chuyển ra ngoài theo trình tự nào sau đây?
LNC hạt → Bộ máy gôngi → Màng Sinh chất
Màng nhân → LNC trơn → LNC hạt → Bộ máy gôngi → Màng Sinh chất
Màng Sinh chất→ LNC trơn → Bộ máy gôngi → Màng nhân
LNC hạt → Bộ máy gôngi → Màng nhân
CỦNG CỐ
Câu 6. Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để cơ thể khỏi bị đầu độc?
=> Gan cần phải hoạt động để khử tác động độc hại của rượu. Vì trên lưới nội chất trơn của tế bào gan có hệ thống các enzim khử độc. Do đó, không nên uống rượu vì uống rượu sẽ gây tổn hại cho gan.
Sai
1
2
3
4
5
ĐÚNG
1
2
3
4
5
Các em về nhà soạn bài, học bài và trả lời phần câu hỏi và bài tập SGK, đọc phần “Em có biết?”, chuẩn bị nội dung bài 9. Tế bào nhân thực (tt)
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Cám ơn quý thầy cô đã đến dự tiết học, kính chúc quý thầy cô sức khỏe, giảng dạy tốt. Chúc các em học sinh chăm ngoan học tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)