Bài 8. Tế bào nhân thực

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Minh Nhật | Ngày 10/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Tế bào nhân thực thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 8
TẾ BÀO NHÂN THỰC
Khác với tế bào nhân sơ tế bào nhân thực có kích thước lớn và có cấu tạo phức tạp hơn nhiều. Đó là: vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên cấu trúc gọi là nhân tế bào, bên trong tế bào chất các hệ thống màng chia tế bào thành các xoang riêng biệt. Ngoài ra, trong tế bào chất của tế bào nhân thực còn có nhiều bào quan có màng bao bọc.
I. NHÂN TẾ BÀO
Nhân tế bào phần lớn có cấu hình cầu với đường kính khoảng 5 µm, được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịc nhân chứa chất nhiễm sắc thể (gồm AND liên kết với prôtên) và nhân con.
Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau thí nghiệm ông đã nhận được các con ếch từ các tế bào chuyển nhân.
Em hãy cho biết các con éch con có đặc điểm của loài nào? Thí nghiệm này chứng minh được điều gì về nhân củ tế bào?
II. LƯỚI NỘI CHẤT
Lưới nội chất là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau. Người ta chia lưới nội chất thành 2 loại là lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt. Lưới nội chất hạt có đính các hạt ribôxôm còn lưới nội chất trơn không có gắn các ribôxôm. Lưới nội chất hạt có một đầu được liên kết với màng nhân, đầu kia nối với lưới nội chất trơn. Chức năng của lưới nội chất là tổng hợp prôtêin tiết ra ngoài tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào. Lưới nội chất trơn có đính rất nhiều loại enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.
III. RIBÔXÔM
Ribôxôm là một bào quan không có màng bao bọc. Nó có cấu tạo gồm một số loại rARN và nhiều prôtêin khác nhau. Ribôxôm là bào quan chuyên tổng hợp prôtêin của tế bào. Số lượng ribôxôm trong một tế bào có thể lên tới vài triệu.
IV. BỘ MÁY GÔNGI
Bộ máy Gôngi là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia. Bộ máy Gôngi có thể được ví như một phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào. Prôtêin được tổng hợp từ ribôxôm trên lưới nội chất được gửi đến bộ máy Gôngi bằng các túi tiết. Tại đây, chúng được gắn thêm các chất khác tạo nên các sản phẩm hoàn chỉnh rồi bao gói vào trong các túi tiết để chuyển đến các nơi trong tế bào hoặc tiết ra khỏi tế bào.
BÀI 9
TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt)
V. TI THỂ
Ti thể là một bào quan có 2 lớp màng bao bọc. Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào trên đó có rất nhiều loại enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa AND và ribôxôm.
Ti thể có thể ví như một “nhà máy điện” cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng các phân tử ATP. Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
Hình dạng, kích thước và số lượng ti thể ở các tế bào khác nhau là khác nhau. Một tế bào có thể có tới vài nghìn ti thể
VI. LỤC LẠP
Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp có hai lớp màng bao bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trên màng của tilacôit chứa nhiều chất diệp lục và các enzim quang hợp. Trong chất nền của lục lạp còn có cả AND và ribôxôm.
Lục lạp chứa chất diệp lục có khẳ năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
VII. MỘT SỐ BÀO QUAN KHÁC
1. KHÔNG BÀO
Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc. Chức năng của không bào khác nhau tùy theo từng loài sinh vật và từng loại tế bào. tế bào thực vật thường có không bào lớn hoặc nhiều không bào với nhiều chức năng khác nhau. Một số không bào chứa chất phế thải độc hại. Không bào của tế bào lông hút ở rễ cây chứa nhiều muối khoáng cùng nhiều chất khác nhau và hoạt động như chiếc máy bơm chuyên hút nước từ đất vào rễ cây. Không bào của tế bào cánh hoa được xem như túi đựng đồ mỹ phẩm của tế bào vì nó chứa nhiều sắc tố.
Một số tế bào động vật cũng có thể có không bào nhỏ. Các tế bào động vật có thể có các không bào tiêu hóa và không bào co bóp (có ở một số loại sinh vật đơn bào)
2. LIZÔXÔM
Lizôxôm cũng là một bào quan với một lớp màng bao bọc có chức nănmg phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khẳ năng phục hồi cũng như các bào quan đã già. Vì vậy, người ta còn ví lizôxôm như một phân xưởng “tái chế rác thải của tế bào”
Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh,loại tế bào nào có nhiều lizôxôm nhất ?
BÀI 10
TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt)
VIII. KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO
Tế bào chất của tế bào nhân thực có cấu tạo gồm bào tương và các bào quan. Tuy nhiên, khác với tế bào nhân sơ, bào tương ở tế bào nhân thực được “gia cố” bởi một hệ thống vi ống, vi sợi và sợi trung gian. hệ thống này được gọi là khung xương tế bào. Khung xương tế bào có chức năng như một giá dỡ cơ học cho tế bào và tạo cho tế bào động vật có hình dạng xác định. Ngoài ra, khung xương tế bào cũng là nơi neo đậu của các bào quan và ở một số loại tế bào, khung xương còn giúp tế bào di chuyển.
IX. MÀNG SINH CHẤT (MÀNG TẾ BÀO)
Năm 1972, Singơ (Singer) và Nicônsơn (Nicolson) đã dưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm động. Theo mô hình này màng sinh chất có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Ngoài ra, ở tế bào động vật và người, màng sinh chất còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài.
a. CẤU TRÚC CỦA MÀNG SINH CHẤT
Có thể nói, màng sinh chất như bộ mặt của tế bào và các thành phần của màng sinh chất như prôtêin, lipôprôtêin và glicôprôtêin là nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ (kênh) và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.
b. CHỨC NĂNG CỦA MÀNG SINH CHẤT
Với thành phần cấu tạo chủ yếu là phôtpholipit và prôtêin nên màng sinh chất có chức năng chính sau đây:
- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: Lớp phôtpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kêh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào. Với đặc tính chỉ ho một số chất nhất định ra vào tế bào nên người ta thường nói màng sinh chất có tính bán thấm.
- Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. tế bào là một hệ mở luôn thu nhận các thông tin lý hóa từ bên ngoài và đưa ra những đáp ứng thích hợp trước sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ, màng sinh chất củ tế bào thần kinh ở người có các thụ thể nhận tín hiệu là các chất dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào phía trước giải phóng ra, nhờ vậy xung thần kinh được truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác.
- Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).
Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan “lạ” và đào thải các cơ quan đó ?
X. CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT
a. THÀNH TẾ BÀO
b. CHẤT NỀN NGOẠI BÀO
Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật và nấm còn được bao bọc bởi thành tế bào. ở thực vật, thành tế bào có cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ, còn ở nấm là kitin. Thành tế bào quy địng hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào.
Bên ngoài màng sinh chất của tế bào người cũng như tế bào động vật còn có cấu trúc được gọi là chất nền ngoại bào.
Chất nền ngoại bào cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohyđrat) kết hợp với các chất vô cơvà hữu cơ khác nhau. Chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Minh Nhật
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)