Bài 8. Tế bào nhân thực

Chia sẻ bởi Võ Thị Phương Thanh | Ngày 10/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Tế bào nhân thực thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 8: Tế bào nhân thực
(tiếp theo)

VIII/ Khung xương tế bào.

IX/ Màng sinh chất (màng tế bào).

X/ Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.
Hình 10.1: khung xương tế bào
Màng sinh chất
Ribôxôm
Lưới nội chất hạt
Vi sợi
Sợi trung gian
Vi ống
Ti thể
Câu hỏi: Em hãy quan sát hình trên cho biết những bào quan nào đã được học?
VIII. Khung xương tế bào.

1.Cấu trúc:
Khung xương tế bào chỉ có ở tế bào nhân thực.
Được cấu tạo từ các vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
Sợi trung gian có đường kính trung gian giữa đường kính của vi ống và vi sợi.
Điều gì xảy ra nếu tế bào không có khung xương?
Chức năng:
Là một giá đỡ cơ học cho tế bào và tạo hình dạng xác định cho tế bào động vật.
Là nơi neo đậu các bào quan và ở một số loại tế bào thì khung xương còn giúp tế bào di chuyển.
Hình 10.2: Cấu trúc màng sinh chất theo mô hình khảm động
Câu hỏi: Em hãy quan sát hình trên và cho biết các thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất?
IX. Màng sinh chất

1. Cấu trúc
Màng sinh chất có lớp kép phốtpholipit dày khoảng 9nm bao bọc tế bào, xen kẽ trong đó là các phân tử prôtêin nên gọi là cấu trúc khảm
Các phân tử phôtpholipit có một đầu ưa nước quay ra ngoài và một đầu kị nước quay vào trong
Tại sao nói màng sinh chất có cấu trúc
khảm- động?
Tại sao những người cao huyết áp không nên ăn nhiều mỡ động vật?
Protêin của màng sinh chất có 2 loại: prôtêin xuyên màng và prôtêin bám màng. Các phân tử prôtêin xuyên màng và phôtpholipit có thể di chuyển trong phạm vi màng nên gọi là cấu trúc động ,các phân tử prôtêin có kích thước lớn di chuyển chậm hơn.
* Chú ý: một số phân tử prôtêin không di chuyển vì bám vào khung xương tế bào

Màng tế bào động vật còn có các phân tử colesteron tăng tính ổn định của màng .
Các prôtêin còn liên kết với các chất khác như cacbohiđrat và lipit tạo thành glicôprotein và lipoprôtêin
2. Chức năng

Vận chuyển các chất qua màng
Bảo vệ tế bào
Các prôtêin màng làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong một mô
Nhờ các glicôprôtêin đặc trưng mà các tế bào cùng một cơ thể có thể nhận ra nhau và nhận ra các tế bào lạ
Là nơi định vị của nhiều loại enzim
Tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong cơ thể

Câu hỏi:Dựa vào cấu trúc của màng em hãy dự đoán màng sinh chất có chức năng gì?

Em hãy cho biết vì sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết cơ quan lạ đó?
Chủ yếu là do "dấu chuẩn" có thành phần là glicoprotein đặc trưng và nhận biết
Câu hỏi:Em hãy quan sát hình bên và cho biết vị trí của thành tế bào?
X. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
1. Thành tế bào :
a. Đặc điểm:
Chỉ có ở tế bào thực vật ,tế bào nấm và tế bào vi khuẩn
Tế bào thực vật có thành xenlulôzơ,thành tế bào nấm là chất kitin, thành tế bào vikhuẩn là peptiđôglican .
Không có tính bán thấm
b.Chức năng :
Bảo vệ tế bào, xác định hình dạng và kích thước tế bào .
Trên thành tế bào thực vật có các cầu sinh chất đảm bảo các tế bào ghép nối và có thể liên lạc với nhau một cách dễ dàng.
Câu hỏi:Em hãycho biết chức năng của thành tế bào?
Hình 10.2: Cấu trúc màng sinh chất theo mô hình khảm động
2. Chất nền ngoại bào
Em hãy quan sát hình bên và cho biết cấu tạo và chức năng của chất nền ngoại bào?
Cấu tạo: từ các sợi glicôprôtêin kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác.
Chức năng: Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin .
Em hãy cho biết chất nền ngoại bào nằm ở đâu?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Phương Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)