Bài 8. Tế bào nhân thực

Chia sẻ bởi huỳnh thị mỹ huyền | Ngày 10/05/2019 | 98

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Tế bào nhân thực thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC
TỔ 4:
-Nguyễn Trần Tuyết Ngọc.
-Nguyễn Thị Kim Ngân.
-Nguyễn Thị Xuân Mai.
-Huỳnh Thị Mỹ Huyền.
-Kao Á Tiên.
I.Nhân tế bào.
II.Ri-bô-xôm.
II.Ri-bô-xôm.
-Cấu trúc:
+Không có màng bao bọc.
+Được cấu tạo từ rARN và protein.
-Chức năng: là nơi tổng hợp protein của tế bào.
III.Bộ máy gôn-gi.
-Cấu trúc:
+Có màng đơn.
+Gồm các túi màng dẹp xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt nhau theo hình vòng cung.
-Chức năng: bộ máy Gôn-gi được ví như một phân xưởng lắp ráp, đóng góp và phân phối các sản phẩm của tế bào.


Protein được tổng hợp từ riboxom trên lưới nội chất được gửi đến bộ gôn-gi bằng các túi tiết.
Tại đây, chúng được gắn thêm các chất khác tạo nên các sản phẩm hoàn chỉnh rồi bao gói vào trong các túi tiết để chuyển đến các nơi trong tế bào hoặc tiết ra khỏi tế bào.
IV. Ti Thể
Cấu trúc :
+ Ti thể có 2 lớp màng bao bọc. Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp. Bên trong ti thể là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.
-Chức năng:
Ti thể có thể ví như một “nhà máy điện” cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là các phần tử ATP. Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyển hoá đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.


V. Lục Lạp
- Cấu trúc:
Bên ngoài có hai lớp màng bao bọc.
Bên trong gồm:
+ Chất nền chứa: ADN và riboxom.
+ Hệ thống túi dẹt gọi là tilacoit.
Các tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc Grana.
-Chức năng:
Lục lạp có chứa chất diệp lục có khả năng biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học. Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.
So sánh cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp.
Ti thể
-Cấu trúc:
+Màng kép.
+Có dạng bầu dục.

+Màng trong ăn sâu vào chất nền tạo nhiều nếp gấp.

Lục lạp
-Cấu trúc:
+Màng kép.
+Có nhiều hình dạng khác nhau (bầu dục, bản…).
+Lớp màng kép bao bọc đều khắp bề mặt của lục lạp
Ti thể:
-Chức năng:
+Phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
Lục lạp:
-Chức năng:
+Tổng hợp chất hữu cơ qua quá trình quang hợp.
Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá có liên quan tới chức năng quang hợp hay không?
Trả lời:
-Lá cây có màu xanh vì trong lá cây có lục lạp, trong lục lạp chứa sắc tố là diệp lục.
-Chất diệp lục khi quang hợp sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời và hấp thụ mạnh ở vùng đỏ đến xanh tím, màu xanh thì không hấp thụ mà phản chiếu lại mắt ta nên ta thấy lá cây có màu xanh.
Câu hỏi 1:Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất?
A.Tế bào biểu bì
B.Tế bào hồng cầu
C.Tế bào cơ tim
D.Tế bào xương
Ti thể có chức năng quan trọng là cung cấp năng lượng cho tế bào.Do đó tế bào nào có nhu cầu sử dụng năng lượng lớn thì có nhiều ti thể. Vì cơ tim hoạt động liên tục đến hết đời nên rất cần nhiều năng lượng ATP nên tế bào cơ tim là tế bào có nhiều ti thể nhất.
Câu 2: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào:
A. Được bao bọc bởi lớp màng kép.
B.Có chứa nhiều phân tử ATP
C.Có chứa nhiều loại enzim hô hấp.
D.Có chứa sắc tố quang hợp
CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI VÀ LẮNG NGHE PHẦN TRÌNH BÀY CỦA NHÓM EM!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: huỳnh thị mỹ huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)