Bài 8. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Chia sẻ bởi Kelsea Tran | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn đến với buổi thuyết trình của nhóm 3
TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
10A4 – Nhóm 3
Cấu trúc của Trái Đất.
Các quyển của lớp vỏ địa lí
Nội dung bài học:
I. Nội lực
1. Nội lực là gì?
2. Nguyên nhân sinh ra nội lực?
II Tác động của nội lực
Vận động theo phương thẳng đứng

2. Vận động theo phương nằm ngang :

Hiện tượng đứt gãy
Hiện tượng uốn nếp
I. Nội lực
1. Nội lực là gì?
Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất


2. Nguyên nhân sinh ra nội lực?
I. Nội lực
Do nguồn năng lượng trong lòng đất sinh ra từ:
Sự phân hủy các chất phóng xạ
Sự dịch chuyển, sắp xếp các dòng vật chất
theo trọng lực.
Các phản ứng hóa học…
Click on
me>.<
Hình ảnh các hòn đảo trên Trái Đất có hình dạng đặc biệt do ảnh hưởng của nội lực gây ra.
II Tác động của nội lực
Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất thông qua các vận động kiến tạo làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy, gây ra hiện tượng động đất….
Vận động kiến tạo là các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.
Có 2 loại vận động kiến tạo:
1. Vận động theo phương thẳng đứng
- VĐ này còn gọi là VĐ nâng lên và hạ xuống.
- Xảy ra rất chậm và trên 1 diện tích lớn
- Làm cho bộ phận này của lục địa đc nâng lên, mở rộng diện tích lục địa ở khu vực này trong khi các bộ phận khác bị hạ xuống, thu hẹp diện tích lục địa ở khu vực kia một cách chậm chạp và lâu dài
- Kết quả: sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.
Hình ảnh trước khi biển tiến
Hình ảnh khi biển tiến
Hình ảnh sau biển tiến
Hình ảnh sau khi biển thoái
_ Những hiện tượng nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn xảy ra tuy rất chậm. Ví dụ: vùng phía bắc của Thuỵ Điển và Phần Lan đang tiếp tục được nâng lên trong khi phần lớn lạnh thổ Hà Lan lại bị hạ xuống…

II Tác động của nội lực
II Tác động của nội lực
2. Vận động theo phương nằm ngang :
- Vận động theo phương nằm ngang làm cho lớp vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia
– Kết quả :gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy khác nhau.
Hiện tượng uốn nếp
b. Hiện tượng đứt gãy :
Hiện tượng uốn nếp
- Cường độ nén ép ban đầu còn yếu chỉ làm cho các lớp đá bị thay đổi thế nằm đầu tiên thành các nếp uốn, cường độ nén ép về sau tăng mạnh làm cho toàn bộ khu vực nén ép dâng cao. Và dưới tác động của ngoại lực, bề mặt địa hình bị cắt xẻ trở thành miền núi uốn nếp.
Nếp uốn ép của các lớp đá trầm tích ở vùng núi
Sơ đồ sự hình thành dãy núi Himalaya
- Là hiện tượng các lớp đá uốn thành nếp, nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của chúng do các lực nén ép theo phương nằm ngang.
b. Hiện tượng đứt gãy :
- Xảy ra ở những vùng đá cứng làm cho các lớp đá bị gãy, đứt ra dịch chuyển ngược hướng nhau tạo ra các hẻm vực, thung lũng.
- Sự dịch chuyển với biên độ lớn sẽ làm cho các lớp đá có bộ phận trồi lên, bộ phận đó gọi là địa luỹ. Và có bộ phận sụt xuống, gọi là địa hào.
- Nói chung, núi thường tương ứng với địa luỹ: dải núi Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy là địa luỹ điển hình của Việt Nam. Thung lũng và các bồn địa giữa núi… tương ứng với địa hào: thung lũng sông Rai-nơ, Biển Đỏ các hồ dài ở Đoâng Phi… đều là những địa hào.
( Dạng 1): Đứt gãy ngang (bình đoạn tầng)
(Dạng 2): Đứt gãy thuận (phay thuận)
(Dạng 3): Đứt gãy nghịch (phay nghịch)
Tổng kết
NỘI LỰC
Là lực phát sinh từ bện trong Trái Đất
Nguyên nhân
Do nguồn năng lượng trong lòng đất sinh ra từ:
Sự phân hủy các chất phóng xạ
Sự dịch chuyển, sắp xếp các dòng vật chất theo trọng lực.
Các phản ứng hóa học…


1. Vận động theo phương thẳng đứng


2. Vận động theo phương nằm ngang


Làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên trong khi các bộ phận khác bị hạ xuống
Kết quả: sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.

Vận động theo phương nằm ngang làm cho lớp vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia
Hiện tượng uốn nếp
Hiện tượng đứt gãy
- Là hiện tượng các lớp đá uốn thành nếp, nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của chúng do các lực nén ép theo phương nằm ngang.
Hẻm,vực, thung lũng
Địa lũy, địa hào
Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kelsea Tran
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)