Bài 8. Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
Chia sẻ bởi Đỗ Thu Hiền |
Ngày 10/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
$ 12 – Bài 8: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở
ĐÔNG NAM Á
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH ĐÔNG NAM Á
Khu vực Đông Nam Á
Là khu vực tương đối rộng lớn, diện tích trên 4 triệu km2, gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Singapore, Indonexia, Philippin, Brunei, Malaysia, Đông Timor.
ĐNA là khu vực khá rộng, bị chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển
Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa => thuận lợi cho cây lúa nước và các loại cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt: hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, trầm hương…
Có nhiều đồng bằng màu mỡ: đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng sông Mê Nam, đồng bằng sông I-ra-oa-đi…
1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
Đầu công nguyên, cư dân ĐNA đã biết dùng đồ sắt; nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như: làm gốm, dệt vải, đúc đồng…
Việc buôn bán đường biển rất phát đạt => nhiều thành thị hải cảng ra đời: Óc - eo (An Giang), Ta-kô-la (Malaysia)...
Sự ra đời của các vương quốc cổ ở ĐNA gắn liền với tác động về mặt kinh tế - văn hoá của Ấn Độ
b. Sự hình thành các vương quốc cổ
Khoảng 10 thế kỷ sau công nguyên, hàng loạt vương quốc nhỏ hình thành ở khu vực ĐNA: Cham-pa ở miền Trung Việt Nam, Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và quần đảo Inđônêxia
Đặc điểm: phần lớn là các quốc gia nhỏ, địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và thường xuyên tranh chấp lẫn nhau => nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự sụp đổ của các vương quốc cổ
Văn hoá Óc Eo
Ngay từ đầu TK 20 những cổ vật đầu tiên của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện trên cánh đồng Óc Eo- Ba Thê thuộc xã Vọng Thê- huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang. Do sự phong phú cuả loại hình, sự độc đáo của chất liệu và vẻ đẹp rực rỡ của mỹ thuật chế tác nên ngay từ lúc bấy giờ, các di vật của văn hóa Óc Eo đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều học giả nổi tiếng người Pháp như: G.Coedès, L.Malleret, H.Parmentier…Tuy nhiên công cuộc nghiên cứu văn hóa này chỉ thực sự bắt đầu bằng cuộc khai quật của L.Malleret tại di tích Óc Eo vào năm 1944 và những năm sau đó
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia
phong kiến Đông Nam Á
Bản đồ Đông Nam Á thế kỷ XII-XIII
Từ Thế kỷ VII – X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc: Vương quốc Cam-pu-chia của người Khmer, các vương quốc của người Môn và Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, người Inđônêxia ở đảo Xu-ma-tơ-ra và Gia-va...
Từ nửa sau thế kỷ X – XVIII là thời kỳ phát triển thịnh đạt nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
+ Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hit (1213 - 1527)
+ Bán đảo Đông Dương: bên cạnh Đại Việt, Chăm-pa, vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỷ IX cũng bước vào thời kỳ Ăng-co huy hoàng
Thế kỷ XIII, do sự tấn công của người Mông Cổ, 1 bộ phận người Thái ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư xuống phía Nam lập nên nhiều vương quốc nhỏ:
+ Vương quốc Su-khô-thay, tiền thân của Thái Lan ngày nay
+ Vương quốc Lan Xang trên lãnh thổ Lào ngày nay
Sự phát triển về kinh tế - xã hội của các quốc gia phong kiến
+ Kinh tế: cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải vóc, đồ sứ, chế phẩm kim khí...), thu hút nhiều thương buôn các nơi đến buôn bán
+ Chính trị: tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương
+ Văn hoá: xây dựng được 1 nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc
Từ nửa sau thế kỷ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái và đứng trước nguy cơ bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Ăng co Vat
Tháp Bayon 4 mặt
Quần thể kiến trúc Pa-gan
Thánh địa Mỹ Sơn – Quảng Nam
Chân thành cảm ơn Quý thầy cô đã quan tâm theo dõi!
ĐÔNG NAM Á
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH ĐÔNG NAM Á
Khu vực Đông Nam Á
Là khu vực tương đối rộng lớn, diện tích trên 4 triệu km2, gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Singapore, Indonexia, Philippin, Brunei, Malaysia, Đông Timor.
ĐNA là khu vực khá rộng, bị chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển
Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa => thuận lợi cho cây lúa nước và các loại cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt: hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, trầm hương…
Có nhiều đồng bằng màu mỡ: đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng sông Mê Nam, đồng bằng sông I-ra-oa-đi…
1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
Đầu công nguyên, cư dân ĐNA đã biết dùng đồ sắt; nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như: làm gốm, dệt vải, đúc đồng…
Việc buôn bán đường biển rất phát đạt => nhiều thành thị hải cảng ra đời: Óc - eo (An Giang), Ta-kô-la (Malaysia)...
Sự ra đời của các vương quốc cổ ở ĐNA gắn liền với tác động về mặt kinh tế - văn hoá của Ấn Độ
b. Sự hình thành các vương quốc cổ
Khoảng 10 thế kỷ sau công nguyên, hàng loạt vương quốc nhỏ hình thành ở khu vực ĐNA: Cham-pa ở miền Trung Việt Nam, Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và quần đảo Inđônêxia
Đặc điểm: phần lớn là các quốc gia nhỏ, địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và thường xuyên tranh chấp lẫn nhau => nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự sụp đổ của các vương quốc cổ
Văn hoá Óc Eo
Ngay từ đầu TK 20 những cổ vật đầu tiên của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện trên cánh đồng Óc Eo- Ba Thê thuộc xã Vọng Thê- huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang. Do sự phong phú cuả loại hình, sự độc đáo của chất liệu và vẻ đẹp rực rỡ của mỹ thuật chế tác nên ngay từ lúc bấy giờ, các di vật của văn hóa Óc Eo đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều học giả nổi tiếng người Pháp như: G.Coedès, L.Malleret, H.Parmentier…Tuy nhiên công cuộc nghiên cứu văn hóa này chỉ thực sự bắt đầu bằng cuộc khai quật của L.Malleret tại di tích Óc Eo vào năm 1944 và những năm sau đó
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia
phong kiến Đông Nam Á
Bản đồ Đông Nam Á thế kỷ XII-XIII
Từ Thế kỷ VII – X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc: Vương quốc Cam-pu-chia của người Khmer, các vương quốc của người Môn và Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, người Inđônêxia ở đảo Xu-ma-tơ-ra và Gia-va...
Từ nửa sau thế kỷ X – XVIII là thời kỳ phát triển thịnh đạt nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
+ Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hit (1213 - 1527)
+ Bán đảo Đông Dương: bên cạnh Đại Việt, Chăm-pa, vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỷ IX cũng bước vào thời kỳ Ăng-co huy hoàng
Thế kỷ XIII, do sự tấn công của người Mông Cổ, 1 bộ phận người Thái ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư xuống phía Nam lập nên nhiều vương quốc nhỏ:
+ Vương quốc Su-khô-thay, tiền thân của Thái Lan ngày nay
+ Vương quốc Lan Xang trên lãnh thổ Lào ngày nay
Sự phát triển về kinh tế - xã hội của các quốc gia phong kiến
+ Kinh tế: cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải vóc, đồ sứ, chế phẩm kim khí...), thu hút nhiều thương buôn các nơi đến buôn bán
+ Chính trị: tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương
+ Văn hoá: xây dựng được 1 nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc
Từ nửa sau thế kỷ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái và đứng trước nguy cơ bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Ăng co Vat
Tháp Bayon 4 mặt
Quần thể kiến trúc Pa-gan
Thánh địa Mỹ Sơn – Quảng Nam
Chân thành cảm ơn Quý thầy cô đã quan tâm theo dõi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thu Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)