Bài 8. Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

Chia sẻ bởi Phạm Hoàng Minh | Ngày 10/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐẾN VỚI BUỔI THUYẾT TRÌNH
CỦA TỔ 4
Bài 8
SỰ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG
QUỐC CHÍNH Ở
ĐÔNG NAM Á
1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
a) Điều kiện tự nhiên
- Địa hình bị chia cắt, nhỏ, manh mún.
- Có điều kiện tự nhiên ưu đãi - gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.
b) Sự ra đời của các vương quốc cổ
Đầu công nguyên cư dân Đông Nam Á biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển: dệt, gốm, đúc đồng,rèn sắt,…..
- Việc buôn bán đường biển rất phát đạt, một số thành thị - hải cảng đã ra đời: Óc Eo (Việt Nam), Takola (Mã Lai),…..
- Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa Đông Nam Á.

- Quá trình hình thành:
+ Khoảng 10 thế kỷ đầu SCN đã hình thành các vương quốc cổ.
+ Cham-pa, Phù Nam…
- Là những quốc gia nhỏ, phân tán trên các địa bàn hẹp…
Nhiệt đới gió mùa,
tính chất hải dương
Địa hình: rừng, biển,
đồi núi, đồng bằng
Lúa nước (nông nghiệp là chính)
Ngành kinh tế đa dạng: thủ công, thương nghiệp
+ Sử dụng đồ sắt
Kinh tế phát triển
Văn hóa
Tiếp thu văn hóa Ấn Độ. Hình thành những nét văn hoá riêng
Kinh tế
Các quốc gia cổ ra đời
Sự xuất hiện kĩ thuật luyện kim
2. Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Từ thế kỷ VII đến X, đã hình thành một số quốc gia phong kiến “dân tộc”: lấy một bộ tộc đông nhất và phát triển nhất làm nòng cốt.

Tiêu biểu: Đại Việt, Cam-pu-chia của người Khơ-me, các vương quốc của người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, người Inđônêxia ở đảo Xu-ma-tơ-ra và Gia-va.

- Giai đoạn phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: từ khoảng nửa sau thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII.

- Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 - 1527)
Ngôi đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a)
Vương quốc Cham-pa
Tháp Pôklông-garai
Ang co Vat
Ang co Thom

- Vương quốc Campuchia từ thế kỷ IX bước vào thời kỳ Ăng-co huy hoàng.
Vương quốc Cam-pu-chia
Toàn cảnh đô thị cổ Pa-gan (Mianma)
- Trên lưu vực sông Iraoađi, từ giữa thế kỷ XI, quốc gia Pa-gan hùng mạnh, mở đầu hình thành và phát triển của vương quốc Mi-an-ma.
Su-khô-thay
Lan-Xăng
- Thế kỷ XIII vương quốc Su-khô-thay ra đời
- Giữa thế kỷ XIV vương quốc Lan-Xang (Lào) thành lập
Đông Nam Á TK XIII - XIV
Biểu hiện sự phát triển thịnh đạt:
+ Kinh tế: hình thành những vùng kinh tế quan trọng cung cấp 1 khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ,….) nhất là sản vật thiên nhiên, lái buôn từ nhiều nước trên thế giới đến buôn bán.

+ Chính trị: tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

+ Văn hóa: các dân tộc Đông Nam Á xây dựng văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.
 - Từ thế kỉ XVIII các quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái:
  Nền kinh tế phong kiến lỗi thời.
 Chính quyền phong kiến không chăm lo phát triển kinh tế.
 Lao vào cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ hao người tốn của.
Đầu CN VII X XVIII XIX
HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN SUY THOÁI
QUỐC GIA PHONG KIẾN DÂN TỘC ĐNÁ
HÌNH THÀNH QUỐC GIA CỔ ĐẠI
SƠ ĐỒ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á (ĐẦU CN – TK XIX)
Bài 9:
VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
1. Vương quốc Cam-pu-chia
Lược đồ Cam-pu-chia cổ đại
a) Thời kì hình thành
- Tự nhiên: đất nước Campuchia như một lòng chảo
khổng lồ, xung quanh là rừng và cao nguyên bao bọc,
còn đáy chảo là Biển Hồ và vùng phụ cận là đồng
bằng.

- Cư dân:
+ Người Khơme là chủ yếu.
+ Nơi cư trú đầu tiên là cao nguyên Cò Rạt, phía bắc
Campuchia. Sau chuyển về phía nam.
+ Thế kỉ VI vương quốc Campuchia được hình
thành (Người Trung Hoa gọi là Chân Lạp).
b) Thời kì phát triển
- Thời kì Ăng-co (802 -1432) là thời kì thịnh đạt nhất của Campuchia phong kiến. Cư dân quần cư ở bắc Biển Hồ, kinh đô Ăng-co được xây dựng phía tây bắc Biển Hồ
Biểu hiện:
Kinh tế:
+ Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và đánh cá (Biển Hồ)
+ Các nghề khác: săn bắn, khai thác lâm sản
+ Thủ công nghiệp: làm đồ trang sức, chạm khắc đá trên các phù điêu của các đền tháp
Đối ngoại:
+ Mở rộng quyền lực ra bên ngoài, trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á, đặc biệt là dưới thời Giayavacma VII (1181 – 1201)
Văn hóa: Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
+ Chữ viết: sáng tạo ra chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn (của Ấn Độ) từ thế kỉ VII
+ Văn học: dân gian và văn học viết đa dạng: thần thoại, truyện cười, truyện trạng, truyện thơ,…
+ Kiến trúc: gắn chặt với Tôn giáo
 Trước thế kỉ XII tiếp thu văn hóa Hinđu: Ăng-co Vat.
 Từ thế kỉ XII theo Phật giáo Đại thừa: Ăng-co Thom.
Apsara Bayon
Toàn cảnh Ăng-co Vát
Ăng-co Thom
c) Thời kì suy vong
- Cuối thế kỉ XIII bắt đầu suy yếu.
- Sau 5 lần bị người Thái xâm chiếm (1432)
 Bỏ kinh đô Ăng-co dời về phía nam Biển Hồ.
- Các cuộc mưu sát, tranh giành địa vị làm Campuchia suy kiệt và bị Thực dân Pháp xâm lược năm 1863.
2. Vương quốc Lào
a) Thời kì hình thành
Tự nhiên: Đất nước Lào gắn liền với dòng sông Mê Công (nguồn thủy văn, tài nguyên, trục giao thông), ven sông là những đồng bằng nhỏ hẹp nhưng màu mỡ

Cư dân: Bản địa là người Lào Thơng, chủ nhân của nền văn hóa đồ đá, đồ đồng (di tích Cánh đồng Chum)

Thế kỉ XIII, nhóm người nói tiếng Thái di cư đến cùng sống, gọi là người Lào Lùm
Lào Thơng
Lào Lùm
Cánh đồng Chum


- Pha Ngừm - người có công thống nhất các mường Lào, lên ngôi năm 1353, đặt tên nước là Lan Xang – Triệu Voi (là nước duy nhất ở ĐNÁ trước đây có đặt tên nước mà nay không còn dùng tên này nữa).
- Pha- Ngừm con trai của Phi Pha, từ nhỏ đã sống ở Campuchia, được vua Campuchia nuôi dưỡng hấp thụ đạo phật và được học hành. Lớn lên được vua gả công chúa cho.

b) Thời kì phát triển
- Thời kì thịnh vượng nhất là vào cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII, dưới triều vua Xulinha Vongxa.
- Biểu hiện:
* Tổ chức cai trị: Chia nước thành các Mường cổ, đặt quan cai trị. Xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
* Kinh tế: Buôn bán, trao đổi với người châu Âu, có nhiều sản vật quý như thổ cẩm, ngà voi. Là trung tâm của Phật giáo.
* Đối ngoại: Hòa hiếu với láng giềng, kiên quyết chống xâm lược.
* Văn hóa:
+ Chữ viết: Sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ viết của Campuchia của Mianma.
+ Đời sống văn hóa, tinh thần rất phong phú, hồn nhiên: ca, múa, nhạc…
+ Kiến trúc: Gắn liền với Phật giáo, điển hình là Thạt Luổng.
Chữ Cam-pu-chia
Chữ Lào
Chữ Phạn (Ấn Độ)

That Luang ( Thạt Luổng ) ở Viên Chăng - Công Trình tiêu biểu cho Phật Giáo Lào ảnh hưởng bởi Tháp Chùa Ấn Độ . Xây dựng năm 1566 .

Kiến Trúc Phật Giáo được người Lào tiếp thu và sáng tạo theo đường lối riêng biệt độc đáo .
c) Thời kì suy vong
Do những tranh chấp trong hoàng tộc, Lào suy yếu dần, bị Xiêm thôn tính, đến năm 1893, thực dân Pháp đoạt Lào từ tay Xiêm.


Nét đặc trưng của nền văn hóa truyền thống của Lào và Campuchia

 Nền văn hóa truyền thống Campuchia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hoa Ấn Độ trên cac lĩnh vực: chữ viết, tôn giáo học, kiến trúc. Song khi tiếp thu mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình vào, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Phần thuyết trình đến đây
là kết thúc
Cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hoàng Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)