Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học

Chia sẻ bởi Phạm Văn Lợi | Ngày 10/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

TIẾT 15: BÀI 8
SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
Giáo viên thực hiện: Phạm Văn Lợi
Câu 1: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố
hoá học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là:
A. 2 và 3; B. 3 và 4; C. 4 và 3; D. 1 và 6.
Hãy chọn đáp án đúng.
B
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2: Trình bày nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng HTTH? Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?
a- Ba nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử .
Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng (chu kì ).
Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị (*) trong
nguyên tử được xếp thành một cột (nhóm ).
b- Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.
Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có
electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.
- Nguyên tố d là nguyên tố mà nguyên tử có electron
cuối cùng được điền vào lớp d.
Nguyên tố f là nguyên tố mà nguyên tử có electron
cuối cùng được điền vào lớp f.
Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?
Tiết 15: Bài 8
Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học
6
I. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH
ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC
NGUYÊN TỐ
Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học có sự biến đổi tuần hoàn không?
Mối liên hệ giữa cấu hình electron nguyên tử với tính chất của các nguyên tố trong chu kì và trong nhóm A?
Bảng dưới đây, cho biết cấu hình electron
nguyên tử của các nguyên tố nhóm A
( xét trong 2 chu kì 3 và 4 )
7
Ta thấy rằng: Đầu một chu kì là nguyên tố có cấu hình
electron ngoài cùng là ns1.
Kết thúc một chu kì là nguyên tố có cấu hình electron
ngoài cùng là ns2np6 (trừ chu kì 1)
10/8/2012
8
KẾT LUẬN CHUNG:
Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì. Ta nói rằng: chúng biến đổi một cách tuần hoàn.

Như thế, sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của các nguyên tố.
II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A


1- Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A
a) Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A
có cùng số electron trong lớp ngoài cùng.
b) Số electron lớp ngoài cùng = Số thứ tự của nhóm A = Số electron hóa trị
c) Sau mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố có sự biến đổi tuần hoàn, dẫn đến sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
d) - Nhóm A gồm các nguyên tố s, p thuộc chu kì lớn và chu kì nhỏ
10
2. Một số nhóm A tiêu biểu
a. Nhóm VIIIA ( nhóm khí hiếm )
- Đều có 8 e ở lớp ngoài cùng ( trừ Heli): ns2np6
- Ở điều kiện thường, các khí hiếm đều ở trạng thái khí và phân tử chỉ gồm một nguyên tử.
- Hầu hết các khí hiếm đều không tham gia các phản ứng hoá học
- Gồm các nguyên tố: Heli, Neon, Agon, Kripton, Xenon và radon

Sử dụng bảng HTTH hãy cho biết nhóm VIIIA có những nguyên tố nào?
Hãy cho biết đặc điểm của các nguyên tố nhóm VIIIA?
11
b. Nhóm IA ( nhóm kim loại kiềm )
Sử dụng bảng HTTH
hãy cho biết nhóm IA có
những nguyên tố nào?
- Đều có 1 e ở lớp ngoài cùng: ns1
- Có khuynh hướng nhường 1e để đạt cấu hình bền của khí hiếm. Do đó trong hợp chất, các nguyên tố kim loại kiềm chỉ có hoá trị 1
- Là những kim loại điển hình
Hãy cho
biết đặc điểm
của các nguyên
tố nhóm IA?
-Các nguyên tố nhóm IA gồm có: Hidro, Liti, Natri, Kali,
Rubidi, Xesi
-Kim loại kiềm gồm các nguyên tố: Liti, Natri, Kali, Rubidi, Xesi. ( ngoài ra còn có nguyên tố phóng xạ franxi)
Tác dụng với nước giải phóng H2 và cho
hidroxit kiềm mạnh:
2Na + 2H2O  2NaOH + H2
Một cách tổng quát :
2M + 2H2O  2MOH + H2
(M là kim loại kiềm)
- Tác dụng với phi kim tạo thành muối:
2Na + Cl2  2NaCl
Một cách tổng quát :
2M + X2  2MX
( X là halogen)
13
c. Nhóm VIIA ( nhóm Halogen )
Sử dụng bảng HTTH
hãy cho biết nhóm VIIA có
những nguyên tố nào?
- Đều có 7 e ở lớp ngoài cùng: ns2np5
Hãy cho
biết đặc điểm
của các nguyên
tố nhóm VIIA?
- Gồm các nguyên tố: Flo, Clo, Brôm, Iôd. ( ngoài ra còn có nguyên tố phóng xạ Atatin)
- Có khuynh hướng nhận 1e để đạt cấu hình bền của khí hiếm. Do đó trong hợp chất với nguyên tố kim loại, các nguyên tố halogen có hoá trị 1
- Là những phi kim điển hình
- Ở dạng đơn chất, các phân tử halogen gồm 2 nguyên tử: F2, Cl2, Br2, I2.
Tác dụng với kim loại tạo thành muối
halogenua:
Ca + Cl2  CaCl2
Tác dụng với H2 tạo thành hợp chất khí HX
(X là halogen):

H2 + X2  2HX
Thí dụ: H2 + Cl2  2HCl
Hidroxit của các halogen là những axit .
Thí dụ: HClO, HClO3.
15


 Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong
bảng HTTH các nguyên tố hoá học. Hỏi:
a. Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu
electron ở lớp electron ngoài cùng?
b. Các e ngoài cùng nằm ở lớp e thứ mấy?
c. viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố trên.
III. BÀI TẬP
 Cho 2,34 gam kim loại kiềm M hòa tan vào
nước dư, thu được 672 ml khí H2 (đktc) . Xác định
tên kim loại kiềm.
HD: Dùng phương trình tổng quát để tính toán:
2M + 2H2O  2MOH + H2
 Hòa tan 3,68 g một kim loại kiềm M hòa tan
vào nước dư, thu được 1,792 lit khí H2 (đktc) và 200
ml dung dịch X .
a-Xác định tên kim loại kiềm.
b-Tính nồng độ mol/l của dung dịch X.
Bài tập về nhà:
Bài 7 trang 41 S GK Hóa 10
? Thế nào là electron hóa trị,
? Tìm hiểu ý nghĩa độ âm điện trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Đọc trước bài 9
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Lợi
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)