Bai 8 phap luat voi su phat trien cua cong dan

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Hệ | Ngày 26/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: bai 8 phap luat voi su phat trien cua cong dan thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 23
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thế Hệ
Tổ Xã hội - Trường THPT Nam Duyên Hà
Bài 8
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN

I. Mục tiêu
Học xong tiết này học sinh đạt được:
1. Về kiến thức
Hiểu được khái niệm, nội dung quyền học tập và sáng tạo của công dân
2. Về kĩ năng
Biết thực hiện quyền học tập, sáng tạo của công dân theo quy định của pháp luật
3. Về thái độ
- Có ý chí vươn lên trong học tập, sáng tạo để trở thành công dân có ích cho đất nước trong thời đại mới
- Tôn trọng quyền học tập, sáng tạo của mọi người
II. Phương pháp, hình thức
Phương pháp
Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm….
Hình thức
Lên lớp tập trung
III. Tài liệu, phương tiện
SGK, SGV, Hiến pháp 1992, Luật Giáo dục 2005, tranh ảnh, băng hình, máy chiếu…
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Trong các tình huống sau tình huống nào thì chúng ta sử dụng quyền khiếu nại, tình huống nào thì chúng ta sử dụng quyền tố cáo:
Phát hiện công ti A xả nước thải gây ô nhiễm môi trường
Bị xử phạt hành chính mà không rõ lí do
Công nhân bị sa thải mà không rõ lí do
Phát hiện ra người trộm cắp tài sản
Đáp án:
Tố cáo: A, D
Khiếu nại: B, C
Giảng bài mới
Đặt vấn đề: Cho học sinh xem một số hình ảnh liên quan đến quyền học tập và sáng tạo của công dân và đặt câu hỏi: Những hình ảnh mà các em vừa quan sát nói về những quyền gì của công dân?
Học sinh suy nghĩ và trả lời
Giáo viên kết luận: Những hình ảnh mà các em vừa xem nói về quyền học tập và sáng tạo của công dân. Vậy quyền học tập và sáng tạo của công dân là gì? Chúng ta thực hiện quyền học tập và sáng tạo của mình như thế nào? Có những nội dung nào? Tiết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu.

Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung cần đạt

Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
Quyền học tập của công dân
* Khái niệm quyền học tập của công dân
GV đặt câu hỏi tình huống
Tình huống
Ở một số vùng núi xa xôi nhiều gia đình chỉ cho con học hết lớp 2, lớp 3 rồi thôi. Chính quyền và giáo viên đến vận động mãi mới có học sinh đến lớp. Lí do họ đưa ra thật đơn giản: “đi làm rẫy thì cần gì phải học, biết cái chữ là được rồi!” Vì thế nhiều bạn muốn đi học lắm nhưng không được đi học vì còn phải đi làm nương rẫy hoặc kiếm củi.
Em có suy nghĩ gì về tình huống trên? Việc cản trở trẻ em học tập có phù hợp với pháp luật không? Hậu quả của tình trạng trên?
Học sinh thảo luận tình huống
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
Cả lớp tranh luận, bổ sung ý kiến
Giáo viên kết luận thống nhất ý kiến
Đây là lí do không thuyết phục, việc cản trở trẻ em đi học là vi phạm pháp luật. Đây cũng chính là lí do dẫn đến sự nghèo nàn lạc hậu ở miền núi.
Học tập là vô cùng quan trọng. Giáo viên đặt câu hỏi: Vậy học tập là gì? Học tập có vai trò như thế nào?
Học sinh suy nghĩ và trả lời nhanh câu hỏi
Giáo viên kết luận
Học tập là quá trình thu nhận kiến thức và áp dụng vào việc làm, vào thực tế
Học tập có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Có học thì chúng ta mới mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức,mới có tri thức để làm chủ cuộc đời mình và đóng góp cho đất nước.
GV trình chiếu cho học sinh quan sát một số bức tranh và câu danh ngôn nói về vai trò của học tập
GV tiếp tục chiếu 1 số hình ảnh về đất nước Nhật Bản và đặt câu hỏi: Đây là hình ảnh của đất nước nào?
Học sinh trả lời
GV Đó là là hình ảnh của Nhật Bản
GV đặt câu hỏi: Từ một nước bị thất bại nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ II, rất ít tài nguyên thiên nhiên,thường xuyên bị thiên tai tàn phá tại sao Nhật Bản lai có thể phát triển mạnh mẽ và trở thành một siêu cường như hiện nay?
Hs trả lời nhanh câu hỏi này
GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Hệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)