Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân
Chia sẻ bởi Đặng Văn Doanh |
Ngày 26/04/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Bài 8:
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
Trường THPT Giồng Ông Tố
GV: Đặng Văn Doanh
Nội dung
1.Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
a. Quyền học tập của công dân
b. Quyền sáng tạo của công dân.
1.Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
a. Quyền học tập của công dân
“…Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc nam châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…”
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Em hiểu thế nào về những lời căn dặn của Bác Hồ ?
Quyền học tập của công dân được quy định tại Điều 59 Hiến pháp 1992: “ Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí, công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí học bổng. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”
Qua nội dung trên em hiểu như thế nào về quyền học tập của công dân?
Công dân có quyền học từ thấp đến cao
Học bất cứ ngành nghề nào
Học bằng nhiều hình thức
Học thường xuyên, suốt đời
Học tập là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân
Được đối xử bình đẳng
về cơ hội học tập.
Quyền được học tập
Quyền học không
hạn chế
Học bất cứ ngành
nghề nào
Học thường xuyên,
suốt đời
Học không hạn chế
Học bất cứ ngành nghề
nào phù hợp
Học thường xuyên, học suốt đời
Công dân có quyền mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Học ở ở tất cả các cấp học, bậc học khác nhau: tiểu học,Trung học,ĐH…
Các ngành khoa học tự nhiên, xã hội, kĩ thuật:bác sỹ, kỹ sư, luật sư…
Các phương thức, loại hình khác nhau:, ĐH từ xa,bổ túc, trường công lập,tư thục… Học ở các độ tuổi khác nhau
Không phân biệt đối xử giữa các dân tộc, tôn giáo, nông thôn hay thành thị, miền ngược hay miền xuôi…
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn được Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện để thực hiện quyền học tập
Học tập không hạn chế
Học bất cứ ngành nào
Học thường xuyên học suốt đời
Tại sao Hiến pháp và Luật Giáo dục nước ta quy định công
dân có quyền học tập bằng các hình thức khác nhau và các
loại hình trường lớp khác nhau
Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người, để mỗi công
dân có thêm cơ hội học tập phù hợp với khả năng của bản
thân, hoàn cảnh gia đình để có thể học thường xuyên,
học suốt đời.
Bình đẳng về cơ hội học tập
Tình huống :
Nhà An có 3 anh em. Minh là con đầu đang học lớp 7
nhưng học lại kém, hai đứa em đang học cấp 1. Ba An bảo:
“Mày học dốt, học làm gì cho tốn tiền, để tiền đó cho hai em
mày học!”
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Không tán thành vì: “Mọi công dân đều được đối xử công bằng về cơ hội học tập, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, địa vị, giới tính, kinh tế
Quyền sáng tạo là
Quyền của mỗi công dân được tự do nghiên cứu khoa học
Đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, khám phá khoa học
Tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
b. Quyền sáng tạo của công dân.
Nghiên cứu
Nghiên cứu cổ vật
Nghiên cứu hóa chất
Phát minh
Cải tiến máy làm gạch
Sáng chế máy cày
của nông dân
Ông Nguyễn Văn Sành với máy bóc hành tỏi
Ông Đào Kim Tường ở tỉnh Bình Định phát minh ra chiếc máy bóc vỏ lạc.
Sáng tác văn học
Sáng tác nghệ thuật
Khám phá khoa học
- Khuyến khích tự do sáng tạo,ứng dụng tiến bộ KH-KT-CN, phổ biến các tác phẩm, công trình có lợi cho đất nước…
- Bảo vệ quyền sáng tạo của công dân thông qua những quy định pháp luật…
Theo em, học sinh trung học phổ thông có được hưởng quyền sáng tạo hay không? Chứng minh?
Nhà nước ta có những chính sách như thế nào để bảo đảm quyền sáng tạo của công dân?
Yến là học sinh chuyên Văn. Cô hay ngồi một mình để tự sáng tác thơ. Thấy vậy, bố Yến nói: “Mày lúc nào cũng như người mất hồn ấy. Học hành gì lúc nào cũng thơ ca. Lo mà học đi! Nếu không bố cho nghỉ học ở nhà làm thơ luôn”. Các em có nhận xét và tán thành với ý kiến của bố Yến không? Vì sao?
Việt là một HS bị khuyết tật hai chân. Mặc dù cha mẹ không đồng ý cho anh đi học nhưng với sự quyết tâm của mình, anh đã vượt qua số phận và học giỏi các môn, đặc biệt là môn tin học. Anh đã thiết lập được một chương trình áp dụng phương pháp học tập hiệu quả cho người khuyết tật. Anh đề nghị được công nhận bản quyền nhưng bố mẹ anh bảo: “Con chưa có bằng Đại học và là người khuyết tật, họ không đồng ý đâu! Đi làm gì cho tốn kinh phí và mất công.
Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Thông qua sự nổ lực vượt khó của Việt, các em có nhận xét gì? Bản thân em phải cố gắng như thế nào?
Câu 1: Quyền học tập của công dân được hiểu là:
a. Công dân đều có quyền học không hạn chế, học bất cứ nghành nghề nào.
b. Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức.
c. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
d. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
e. Cả a, b, c, d.
Đáp án e
Câu 2: Quyền sáng tạo của công dân được hiểu là:
Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỷ thuật, hợp lí hóa sản xuất.
b. Công dân có quyền sáng tác văn học, nghệ thuật.
c. Công dân có quyền khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
d. Cả a, b. c.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Văn Doanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)