Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân
Chia sẻ bởi Bế Thị Thúy |
Ngày 26/04/2019 |
91
Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Tiết 25 - Bài 8:
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2. Về kĩ năng
Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật..
3. Về thái độ
Có ý thức thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của mình và tôn trọng các quyền đó của người khác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a, Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, Các phiếu học tập, các tình huống liên quan đến nội dung bài học, máy chiếu, máy tính hoặc bảng phụ...
b, Chuẩn bị của HS: SGK, bút, vở, học bài cũ, Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài mới trên cơ sở giáo viên giao cho chuẩn bị trước ở nhà.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
- Hoạt động nhóm thông qua các phiếu học tập.
- Xử lí tình huống.
- Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề
- Thảo luận lớp
- Đàm thoại.
- Minh họa thông qua một số hình ảnh.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1, Kiểm tra bài cũ( 5 phút)
Câu hỏi : Thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân ? Cho ví dụ.
2, Dạy học nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về quyền học tập của công dân.
- GV đặt vấn đề : Học tập là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người, mỗi gia đình và đối với toàn xã hội. Học tập là một trong các quyền cơ bản của công dân.
? Tại sao học tập lại được coi là quyền cơ bản của công dân ?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận :
Vì cũng giống như các quyền cơ bản khác của công dân, quyền học tập trước tiên được quy định trong Hiến pháp.Tuy nhiên, Hiến pháp không quy định cụ thể quyền này mà chỉ quy định một cách chung nhất, ở dạng nguyên tắc.
? Em hiểu quyền học tập là gì ? Vì sao cần phải học tập ?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét, rút ra khái niệm về quyền học tập của công dân :
* Tích hợp kĩ năng sống : Rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác tìm hiểu nội dung quyền học tập của công dân.
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.(GV sử dụng phiếu học tập )
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao câu hỏi cho các nhóm. GV yêu cầu các nhóm học sinh xử lí các tình huống mà GV giao cho trên cơ sở giáo viên đã ghi tình huống trong các phiếu học tập.
Nhóm 1+ 4 (phiếu học tập số 1): Xử lí tình huống :
Thắng chẳng may bị bệnh và liệt hai chân từ năm 3 tuổi. Năm nay, đã 8 tuổi mà Thắng vẫn chưa được đến trường. Vì mẹ Thắng cho rằng, Thắng có học cũng không có ích gì, mà tàn tật như vậy chắc chẳng có trường nào nhận vào học.
Em có tán thành ý kiến của mẹ Thắng không ? Vì sao ?
Nhóm 2(phiếu học tập số 2) Xử lí tình huống
Sau khi tốt nghiệp THCS, cả hai chị em Hiền và Tú cùng có nguyện vọng vào học lớp 10 THPT. Nhưng vì gia đình khó khăn nên bố Hiền quyết định : Tú là con trai nên cần tiếp tục đi học. Còn Hiền là con gái có học cao cũng chỉ làm ruộng và đi lấy chồng như những đứa con gái làng này nên ở nhà để đỡ đần cha mẹ.
Em có tán thành ý kiến của bố Hiền không ? Vì sao ?
Nhóm 3(phiếu học tập số 3): Xử lí tình huống
Thành là một thanh niên dân tộc thiểu số ở miền núi vừa tốt nghiệp THPT. Thành rất yêu thích hội họa và có chút năng khiếu nên muốn thi vào hệ chính quy của một trường Đại học Mĩ Thuật. Nhưng
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2. Về kĩ năng
Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật..
3. Về thái độ
Có ý thức thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của mình và tôn trọng các quyền đó của người khác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a, Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, Các phiếu học tập, các tình huống liên quan đến nội dung bài học, máy chiếu, máy tính hoặc bảng phụ...
b, Chuẩn bị của HS: SGK, bút, vở, học bài cũ, Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài mới trên cơ sở giáo viên giao cho chuẩn bị trước ở nhà.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
- Hoạt động nhóm thông qua các phiếu học tập.
- Xử lí tình huống.
- Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề
- Thảo luận lớp
- Đàm thoại.
- Minh họa thông qua một số hình ảnh.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1, Kiểm tra bài cũ( 5 phút)
Câu hỏi : Thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân ? Cho ví dụ.
2, Dạy học nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về quyền học tập của công dân.
- GV đặt vấn đề : Học tập là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người, mỗi gia đình và đối với toàn xã hội. Học tập là một trong các quyền cơ bản của công dân.
? Tại sao học tập lại được coi là quyền cơ bản của công dân ?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận :
Vì cũng giống như các quyền cơ bản khác của công dân, quyền học tập trước tiên được quy định trong Hiến pháp.Tuy nhiên, Hiến pháp không quy định cụ thể quyền này mà chỉ quy định một cách chung nhất, ở dạng nguyên tắc.
? Em hiểu quyền học tập là gì ? Vì sao cần phải học tập ?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét, rút ra khái niệm về quyền học tập của công dân :
* Tích hợp kĩ năng sống : Rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác tìm hiểu nội dung quyền học tập của công dân.
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.(GV sử dụng phiếu học tập )
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao câu hỏi cho các nhóm. GV yêu cầu các nhóm học sinh xử lí các tình huống mà GV giao cho trên cơ sở giáo viên đã ghi tình huống trong các phiếu học tập.
Nhóm 1+ 4 (phiếu học tập số 1): Xử lí tình huống :
Thắng chẳng may bị bệnh và liệt hai chân từ năm 3 tuổi. Năm nay, đã 8 tuổi mà Thắng vẫn chưa được đến trường. Vì mẹ Thắng cho rằng, Thắng có học cũng không có ích gì, mà tàn tật như vậy chắc chẳng có trường nào nhận vào học.
Em có tán thành ý kiến của mẹ Thắng không ? Vì sao ?
Nhóm 2(phiếu học tập số 2) Xử lí tình huống
Sau khi tốt nghiệp THCS, cả hai chị em Hiền và Tú cùng có nguyện vọng vào học lớp 10 THPT. Nhưng vì gia đình khó khăn nên bố Hiền quyết định : Tú là con trai nên cần tiếp tục đi học. Còn Hiền là con gái có học cao cũng chỉ làm ruộng và đi lấy chồng như những đứa con gái làng này nên ở nhà để đỡ đần cha mẹ.
Em có tán thành ý kiến của bố Hiền không ? Vì sao ?
Nhóm 3(phiếu học tập số 3): Xử lí tình huống
Thành là một thanh niên dân tộc thiểu số ở miền núi vừa tốt nghiệp THPT. Thành rất yêu thích hội họa và có chút năng khiếu nên muốn thi vào hệ chính quy của một trường Đại học Mĩ Thuật. Nhưng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bế Thị Thúy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)