Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân

Chia sẻ bởi Đinh Thị Thu Oanh | Ngày 26/04/2019 | 236

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Bài 8 (3 Tiết)
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong tiết này HS cần nắm được:
1. Về kiến thức
Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2. Về kĩ năng
Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.
3. Về thái độ
- Có ý thực thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
- Tôn trọng các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của người khác.
4. Nội dung tích hợp
* Rèn cho HS một số kĩ năng:
- KN hợp tác; KN tư duy phê phán;
- KN giải quyết vấn đề, ra quyết định ..
* Định hướng phát triển cho học sinh một số năng lực:
- NL tự học; NL tư duy sáng tạo; NL hợp tác;
- NL NL tư duy phê phán; NL giải quyết vấn đề đạo đức, chính trị, xã hội ...
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK – SGV GDCD 12.
- Hiến pháp – 1992; Luật giáo dục.
- Máy chiếu (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi: Trình bày quy trình tố cáo?
3. Bài mới
a, Giới thiệu bài (1’)
Trong thư gửi HS nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Chủ tích Hồ Chí Minh có đoạn viết: “Non sông Việt Na có trở lên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có thể bưới tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Em hiểu thế nào về đoạn thư này? – HS trả lời – GV khái quát: Đoạn thư này đã nói tới quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
b, Nội dung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Sử dụng PP thảo luận nhóm tìm hiểu quyền học tập của công dân (15’)
* Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là quyền học tập của công dân, từ đó ý thức được quyền học tập của bản thân
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi: Nêu biểu hiện và ví dụ về:
+ Nhóm 1: Quyền học không hạn chế?
+ Nhóm 2: Quyền học bất cứ ngành nghề nào?
+ Nhóm 3: Quyền học thường xuyên, suốt đời?
+ Nhóm 4: Quyền bình đẳng về cơ hội học tập?
( HS thảo luận và cử đại diện trình bày – HS nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 2: GV nhận xét và tổng kết.







( GV phân tích:
+ Trên cơ sở thực hiện quyền học tập của công dân, những người học giỏi, có tài năng có thể phấn đấu, học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn, trở thành nhân tài cho đất nước.
+ Để quyền của công dân được thực hiện tốt, Nhà nước cần có chính sách và biện pháp hỗ trợ cần thiết đối với con em gia đình các đối tượng chính sách xã hội (thương binh, liệt sĩ, người có công với đất nước …); con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, DTTS; người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật; HS – SV nghèo vượt khó học tập để cho họ được hưởng quyền học tập, không bị thiệt thòi.
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
a, Quyền học tập của công dân

- Học tập là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp; Luật giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

- Khái niệm: Quyền học tập của công dân có nghĩa là: Mọi công dân có quyền không hạn chế; công dân có quyền học bất kì ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng và sở thích của mình; công dân có quyền học thường xuyên, suốt đời; mọi công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

- Cụ thể:
+ Quyền học không hạn chế của công dân nghĩa là:
* CD có thể học từ Tiểu học – Trung học – Đại học – Sau Đại học theo quy định của PL về giáo dục thông qua thi tuyển, xét tuyển hoặc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Thu Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)