Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của CD
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Liêm |
Ngày 26/04/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của CD thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Bài 8
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
(2 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản và ý nghĩa về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2.Về ki năng:
Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.
3.Về thái độ:
Có ý thức thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của mình; tôn trọng các quyền đó của người khác
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
Khái niệm, nội dung quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2. Một số kiến thức cần lưu ý :
( Về quyền học tập của công dân
Điều 95, Hiến pháp 1992 quy định , học tập là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Phạm vi nội dung bài học này chỉ đề cập đến quyền học tập mà không cần tìm hiểu nghĩa vụ học tập của công dân.
Cần nắm vững : Tại sao học tập lại được coi là một quyền cơ bản của công dân ? Vì, cũng như các quyền cơ bản khác của công dân , quyền học tập trước tiên được quy định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp không quy định cụ thể quyền này mà chỉ quy định một cách chung nhất , ở dạng nguyên tắc . Nội dung quyền học tập được quy định cụ thể trong Luật Giáo dục , Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học và trong các văn bản quy phạm khác (văn bản dưới luật) của Chính phủ , của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Trong bài đề cập đến nội dung quyền học tập của công dân , có nghĩa là : công dân có quyền học tập ở mọi bậc học , cấp học mà không bị hạn chế ; công dân có thể theo học ở bất cứ ngành , nghề nào cho phù hợp với mình ; công dân có thể học thường xuyên , suốt đời bằng các hình thức khác nhau, ở các loại hình trường lớp khác nhau ; mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập . Tuy nhiên :
Không nên hiểu quyền học tập của công theo nghĩa chung chung, theo nghĩa tự do tuyệt đối, mà phải hiểu là công dân có quyền học tập theo quy định của pháp luật. Ví dụ, muốn học ở một trường đại học nào đó thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định : về độ tuổi , về đạo đức, về kiến thức (phải qua thi tuyển và đủ điểm theo quy định đối với từng trường , từng ngành học), v.v.
Vấn đề quan trọng cần nhấn mạnh là mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập, còn việc thực hiện được như thế nào lại tùy thuộc vào khả năng , ý chí , sở thích và điều kiện của mỗi người.
( Về quyền sáng tạo của công dân
Quyền sáng tạo được quy định tại Điều 60, Hiến pháp , là quyền dân sự của công dân. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm hai loại :
Quyền nghiên cứu khoa học , kĩ thuật , phát minh , sáng chế , cải tiến kĩ thuật , hợp lí hóa sản xuất ;
Quyền sáng tác về văn học , nghệ thuật (quyền tác giả) và tham gia các hoạt động văn hóa khác.
Trong nội dung về quyền sáng tạo có đề cập đến một số thuật ngữ , khái niệm chuyên môn pháp lí khó hiểu :
Quyền nghiên cứu khoa học : Quyền của mọi công dân , trong đó chủ yếu là cán bộ giảng dạy đại học , cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cán bộ nghiên cứu thuộc các ngành khoa học, kĩ thuật khác nhau như khoa học tự nhiên , khoa học xã hội, khoa học kĩ thuật được tự do và được khuyến khích nghiên cứu khoa học , kĩ thuật để phục vụ sản xuất và quản lí đất nước.
Quyền của công dân đối với sáng chế : Quyền nghiên cứu, lao động sáng tạo để tìm ra giải pháp kĩ thuật mới, có tính sáng tạo , có khả năng áp dụng vào sản xuất - kinh doanh và thu được kết quả tốt hơn so với khi chưa có sáng chế.
Quyền của công dân đối với sáng kiến , cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất : Quyền hoạt động sáng tạo trong lao động sản xuất nhằm đưa ra sáng kiến , cải tiến quy trình kĩ thuật với mục đích tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm , tiết kiệm nguyên vật liệu , sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đạt năng suất , chất lượng , hiệu quả.
Quyền sáng tác văn học , nghệ thuật, khoa học : Quyền của mọi công dân được trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần các tác phẩm văn học , nghệ thuật , khoa học. Quyền này được gọi là quyền tác giả, là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ - một loại quyền nhân thân của công dân.
( Quyền được phát triển của công dân được hiểu theo hai nghĩa :
Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. Đời sống tinh thần được biểu hiện trong việc được nghỉ ngơi , vui chơi , giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa , văn nghệ phù hợp với lứa tuổi.
Quyền của công dân được đào tạo , khuyến khích , bồi dưỡng để phát triển tài năng . Đây là quyền dành cho những học sinh giỏi , có năng khiếu , những người có tài năng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau.
III. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,..
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
GV chiếu hoặc cho HS xem một số tranh, ảnh về trẻ em, người lớn đang học, đang tham gia nghiên cứu khoa học , được chăm sóc y tế , vui chơi giải trí, HS đang tập thể dục, thể thao,.
GV nêu câu hỏi:
Đoạn phim (hoặc tranh, ảnh) đó nói về những quyền gì của công dân?
Sau khi HS trả lời, GV chốt lại: Đoạn phim (hoặc tranh, ảnh) đó nói về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. Vây, thế nào là quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân? Nhà nước và công dân thực hiện những quyền này như thế nào, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng quyền này.
Phần làm việc của Thầy và Trò
Nội dung chính của bài học
Tiết 1:
Đơn vị kiến thức 1:
Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
( Quyền học tập của công dân
( Mức độ kiến thức:
HS biết mọi người đều có quyền học tập.
HS hiểu khái niệm quyền học tập và ý nghĩa của việc học tập.
HS hiểu rõ nội dung quyền học tập.
( Cách thực hiện:
GV nêu các tình huống:
Tình huống 1:
Thắng chẳng may bị bệnh và liệt hai chân từ năm 3 tuổi. Năm nay, đã 8 tuổi mà Thắng chưa được đến trường. Vì mẹ Thắng cho rằng, Thắng có học cũng không có ích gì, mà tàn tật như vậy chắc chẳng có trường nào nhận vào học.
Em có tán thành ý kiến của mẹ thắng không? Vì sao?
Tình huống 2:
Sau khi tốt nghiệp THCS, cả hai chị em Hiền và Tú cùng có nguyện vọng vào học lớp 10 THPT. Nhưng vì gia đình khó khăn nên bố Hiền quyết định: "Tú là con trai nên cần tiếp tục đi học. Còn Hiền là con gái có học cao cũng chỉ làm ruộng và đi lấy chồng như những đứa con gái làng này nên ở nhà để đỡ đần cha mẹ."
Em có tán thành ý kiến của bố Hiền không?
Thành là một thanh niên dân tộc thiểu số ở miền núi vừa tốt nghiệp THPT. Thành rất yêu thích hội hoạ và có chút năng khiếu nên muốn thi vào hệ chính quy của một trường Đại học Mĩ thuật. Nhưng vì gia đình khó khăn nên anh không thể thực hiện ước mơ của mình. Thành dự định về Hà Nội kiếm việc làm để sống và phụ giúp gia đình, sau đó sẽ ôn luyện thi vào hệ tại chức của trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội để học và trở thành hoạ sĩ.
Một người bạn khuyên Thành: ở lại quê hương mà làm ruộng, mình là người dân tộc, lại là nông dân làm sao trở thành hoạ sĩ được mà học mĩ thuật. Khó khăn thế này, biết bao giờ mới đi thi và học được.
Em có suy nghĩ gì về ý kiến của bạn Thành?
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 3 tình huống trên.
Các nhóm thảo luận và cử đại diện báo cáo kết quả.
Cả lớp tranh luận, bổ sung, thống nhất ý kiến.
GV đưa ra đáp án :
+ Không đồng ý với ý kiến của mẹ Thắng.Vì: Người lành lặn hat khuyết tật đều có quyền và cơ hội học tập như nhau.
+ Không đồng ý với ý kiến của bố Hiền. Vì, mọi người không phân biệt nam nữ đều có quyền và cơ hội học tập như nhau.
Điều 10 - Luật Giáo năm 2005 quy định: "Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho tẻ em khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp."
+ Ý kiến của Thành là sai. Vì, mọi người không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội.có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, sở thích của mình, có thể học bằng nhiều hình thức như chính quy, tại chức, đào tạo từ xa., hiện tại chưa được theo học thì c
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
(2 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản và ý nghĩa về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2.Về ki năng:
Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.
3.Về thái độ:
Có ý thức thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của mình; tôn trọng các quyền đó của người khác
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
Khái niệm, nội dung quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2. Một số kiến thức cần lưu ý :
( Về quyền học tập của công dân
Điều 95, Hiến pháp 1992 quy định , học tập là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Phạm vi nội dung bài học này chỉ đề cập đến quyền học tập mà không cần tìm hiểu nghĩa vụ học tập của công dân.
Cần nắm vững : Tại sao học tập lại được coi là một quyền cơ bản của công dân ? Vì, cũng như các quyền cơ bản khác của công dân , quyền học tập trước tiên được quy định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp không quy định cụ thể quyền này mà chỉ quy định một cách chung nhất , ở dạng nguyên tắc . Nội dung quyền học tập được quy định cụ thể trong Luật Giáo dục , Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học và trong các văn bản quy phạm khác (văn bản dưới luật) của Chính phủ , của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Trong bài đề cập đến nội dung quyền học tập của công dân , có nghĩa là : công dân có quyền học tập ở mọi bậc học , cấp học mà không bị hạn chế ; công dân có thể theo học ở bất cứ ngành , nghề nào cho phù hợp với mình ; công dân có thể học thường xuyên , suốt đời bằng các hình thức khác nhau, ở các loại hình trường lớp khác nhau ; mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập . Tuy nhiên :
Không nên hiểu quyền học tập của công theo nghĩa chung chung, theo nghĩa tự do tuyệt đối, mà phải hiểu là công dân có quyền học tập theo quy định của pháp luật. Ví dụ, muốn học ở một trường đại học nào đó thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định : về độ tuổi , về đạo đức, về kiến thức (phải qua thi tuyển và đủ điểm theo quy định đối với từng trường , từng ngành học), v.v.
Vấn đề quan trọng cần nhấn mạnh là mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập, còn việc thực hiện được như thế nào lại tùy thuộc vào khả năng , ý chí , sở thích và điều kiện của mỗi người.
( Về quyền sáng tạo của công dân
Quyền sáng tạo được quy định tại Điều 60, Hiến pháp , là quyền dân sự của công dân. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm hai loại :
Quyền nghiên cứu khoa học , kĩ thuật , phát minh , sáng chế , cải tiến kĩ thuật , hợp lí hóa sản xuất ;
Quyền sáng tác về văn học , nghệ thuật (quyền tác giả) và tham gia các hoạt động văn hóa khác.
Trong nội dung về quyền sáng tạo có đề cập đến một số thuật ngữ , khái niệm chuyên môn pháp lí khó hiểu :
Quyền nghiên cứu khoa học : Quyền của mọi công dân , trong đó chủ yếu là cán bộ giảng dạy đại học , cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cán bộ nghiên cứu thuộc các ngành khoa học, kĩ thuật khác nhau như khoa học tự nhiên , khoa học xã hội, khoa học kĩ thuật được tự do và được khuyến khích nghiên cứu khoa học , kĩ thuật để phục vụ sản xuất và quản lí đất nước.
Quyền của công dân đối với sáng chế : Quyền nghiên cứu, lao động sáng tạo để tìm ra giải pháp kĩ thuật mới, có tính sáng tạo , có khả năng áp dụng vào sản xuất - kinh doanh và thu được kết quả tốt hơn so với khi chưa có sáng chế.
Quyền của công dân đối với sáng kiến , cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất : Quyền hoạt động sáng tạo trong lao động sản xuất nhằm đưa ra sáng kiến , cải tiến quy trình kĩ thuật với mục đích tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm , tiết kiệm nguyên vật liệu , sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đạt năng suất , chất lượng , hiệu quả.
Quyền sáng tác văn học , nghệ thuật, khoa học : Quyền của mọi công dân được trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần các tác phẩm văn học , nghệ thuật , khoa học. Quyền này được gọi là quyền tác giả, là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ - một loại quyền nhân thân của công dân.
( Quyền được phát triển của công dân được hiểu theo hai nghĩa :
Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. Đời sống tinh thần được biểu hiện trong việc được nghỉ ngơi , vui chơi , giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa , văn nghệ phù hợp với lứa tuổi.
Quyền của công dân được đào tạo , khuyến khích , bồi dưỡng để phát triển tài năng . Đây là quyền dành cho những học sinh giỏi , có năng khiếu , những người có tài năng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau.
III. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,..
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
GV chiếu hoặc cho HS xem một số tranh, ảnh về trẻ em, người lớn đang học, đang tham gia nghiên cứu khoa học , được chăm sóc y tế , vui chơi giải trí, HS đang tập thể dục, thể thao,.
GV nêu câu hỏi:
Đoạn phim (hoặc tranh, ảnh) đó nói về những quyền gì của công dân?
Sau khi HS trả lời, GV chốt lại: Đoạn phim (hoặc tranh, ảnh) đó nói về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. Vây, thế nào là quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân? Nhà nước và công dân thực hiện những quyền này như thế nào, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng quyền này.
Phần làm việc của Thầy và Trò
Nội dung chính của bài học
Tiết 1:
Đơn vị kiến thức 1:
Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
( Quyền học tập của công dân
( Mức độ kiến thức:
HS biết mọi người đều có quyền học tập.
HS hiểu khái niệm quyền học tập và ý nghĩa của việc học tập.
HS hiểu rõ nội dung quyền học tập.
( Cách thực hiện:
GV nêu các tình huống:
Tình huống 1:
Thắng chẳng may bị bệnh và liệt hai chân từ năm 3 tuổi. Năm nay, đã 8 tuổi mà Thắng chưa được đến trường. Vì mẹ Thắng cho rằng, Thắng có học cũng không có ích gì, mà tàn tật như vậy chắc chẳng có trường nào nhận vào học.
Em có tán thành ý kiến của mẹ thắng không? Vì sao?
Tình huống 2:
Sau khi tốt nghiệp THCS, cả hai chị em Hiền và Tú cùng có nguyện vọng vào học lớp 10 THPT. Nhưng vì gia đình khó khăn nên bố Hiền quyết định: "Tú là con trai nên cần tiếp tục đi học. Còn Hiền là con gái có học cao cũng chỉ làm ruộng và đi lấy chồng như những đứa con gái làng này nên ở nhà để đỡ đần cha mẹ."
Em có tán thành ý kiến của bố Hiền không?
Thành là một thanh niên dân tộc thiểu số ở miền núi vừa tốt nghiệp THPT. Thành rất yêu thích hội hoạ và có chút năng khiếu nên muốn thi vào hệ chính quy của một trường Đại học Mĩ thuật. Nhưng vì gia đình khó khăn nên anh không thể thực hiện ước mơ của mình. Thành dự định về Hà Nội kiếm việc làm để sống và phụ giúp gia đình, sau đó sẽ ôn luyện thi vào hệ tại chức của trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội để học và trở thành hoạ sĩ.
Một người bạn khuyên Thành: ở lại quê hương mà làm ruộng, mình là người dân tộc, lại là nông dân làm sao trở thành hoạ sĩ được mà học mĩ thuật. Khó khăn thế này, biết bao giờ mới đi thi và học được.
Em có suy nghĩ gì về ý kiến của bạn Thành?
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 3 tình huống trên.
Các nhóm thảo luận và cử đại diện báo cáo kết quả.
Cả lớp tranh luận, bổ sung, thống nhất ý kiến.
GV đưa ra đáp án :
+ Không đồng ý với ý kiến của mẹ Thắng.Vì: Người lành lặn hat khuyết tật đều có quyền và cơ hội học tập như nhau.
+ Không đồng ý với ý kiến của bố Hiền. Vì, mọi người không phân biệt nam nữ đều có quyền và cơ hội học tập như nhau.
Điều 10 - Luật Giáo năm 2005 quy định: "Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho tẻ em khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp."
+ Ý kiến của Thành là sai. Vì, mọi người không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội.có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, sở thích của mình, có thể học bằng nhiều hình thức như chính quy, tại chức, đào tạo từ xa., hiện tại chưa được theo học thì c
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Liêm
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)