Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Chia sẻ bởi Hoàng Anh Khiêm | Ngày 10/05/2019 | 153

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:


Cơ sở hình thành:
Điều kiện tự nhiên và sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp:
Là một quốc gia rộng lớn ở Đông Nam Á. Địa hình đa dạng. Có 3 khu vực rõ rệt: Vùng núi Hymalaya, đồng bằng Ấn-Hằng và cao nguyên Decan.
Cư dân có từ thời đồ đá sớm hình thành nền kinh tế nông nghiệp (3000 năm tr.CN). Dùng sức kéo trâu bò, công cụ bằng đồng, trồng lúa mì, lúa mạch , vừng, dừa, bông... sớm nhất thế giới tr.Cn: gốm, đồng phát đạt. Buôn bán sơ khai.
Nền văn hoá Harappa- Môhenjô Đarô (giữa TNK II tr.CN thì lụi tàn) là nền tảng của văn minh Ấn Độ.
Nhà nước cổ đại: Thời kỳ Vêda (kinh Vêda) giữa TNK II Tr.CN... Người Aryan xâm nhập (từ Trung Á, Capcadơ và Caspien) chung sống với người bản địa Đraviđiân trở thành chủ thể của nền văn minh Ấn Độ.
Chế độ CXNT tan rã, nhiều vương quốc độc lập nhỏ bé hình thành.
Thế kỷ VI tr.CN vương quốc Magađa chủ đạo. Năm 327-322 tr.CN quân của Alexandre xứ Maxeeddooni (Hy Lạp) xâm chiếm Ấn Độ. Từ 321-187 trCN Vương triều Maurya (các vua Chanđra Gupta, Asôka) xây dựng quốc gia cường thịnh.
Ấn Độ bị phân cắt và ngoại xâm. Thế kỷ I. Vua Kanisca lập vương triều Kusana. Tới thế kỷ IV mới thống nhất dưới triều Gupta Harsa (IV-VII)
Từ Tkỷ VII-XII Ấn Độ lại bị chia cắt. Người Hồi giáo xâm nhập và thiết lập vương triều Đêli (XIII-XVI).
VĂN MINH ẤN ĐỘ
Từ 1525 Babua đưa quân Môgôn xâm chiếm, lập vương triều Môgôn, mở rộng lãnh thổ, phát triển kinh tế thành một đế quốc rộng lớn. Thế kỷ XVII thực dân phương Tây xâm nhập, đế quốc Môgôn suy yếu và 1857 bị xoá bỏ trở thành thuộc địa của Anh.
Chế độ đẳng cấp: Bộ luật Manu quy định 4 đẳng cấp:
Tăng lữ (Brahman) cao quý nhất, nắm mọi quyền lực, bất khả xâm phạm.
Võ sĩ (Ksatria) có nhiệm vụ bảo vệ vua chúa, lãnh thổ và mùa màng. Được đọc kinh Vêđa và tham dự tế lễ.
Bình dân (Vaisya) làm nông nghiệp, tcn, buôn bán. Được đọc kinh và tế lễ.
Tiện dân (Suđra) thường là con cháu những kẻ bại trận, sống ngoài cođng xa�, hèn kém, không được đọc kinh và làm lễ...
Trong mỗi đẳng cấp còn phân chia nhiều tầng lớp. Tồn tại bền vững, trở thành lực cản phát triển xã hội.
Trình độ sản xuất & quản lý xã hội
Nông nghiệp và thủ công nghiệp:
Nông nghiệp phát triển cao. Kỹ thuật cao, lương thực thực phẩm có dự trữ. Chăn nuôi được coi trọng. Từ thế kỷ III tr.CN cư dân nông nghiệp phải đóng thuế hàng năm.
Thủ công nghiệp phát đạt từ thế kỷ VI tr.CN: khai thác các mỏ kim loại: đồng, vàng, bạc, sắt... và chế tạo công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt và trang sức.
Trồng bông phát triển ngành dệt. Người Hy La sau này học được kỹ thuật dệt từ Ấn Độ. Các nghề gốm, mộc, nhuộm, thuộc da... ra đời tr.CN. �aău cođng nguyeđn xuất hện thêm xà bông, thủy tinh...
Thương nghiệp: ngoại thương phát triển, từ thế kỷ VII tr.CN có quan hệ buôn bán với vùng Lưỡng Hà, Ai Cập, Miến Điện, Trung Hoa...
Những ngành kinh tế là phần quan trọng của văn minh nông nghiệp ở Ấn Độ.
Thiết chế chính trị:
Giai đoạn văn minh sông Ấn đã có hình thức nhà nước và sự phân hoá xã hội.
Thời Vêđa thiết chế chính trị hình thành và ổn định vào thời Gúpta (thế kỷ IV-VII) - "thời đại hoàng kim".
Thời vương triều Hồi Giáo Đêli luật pháp nghiêm ngặt và chế độ chuyên chế tàn bạo được áp dụng.
Chế độ đẳng cấp và sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn giữ cho xã hội ổn định nhưng phát triển chậm. Tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến trật tự và phát triển xã hội (Phật giáo, Ấn giáo và Hồi giáo)

Những thành tựu văn hoá:
- Chữ viết và thư tịch cổ: Chữ tượng hình ? chữ Phạn. Nguồn gốc của các ngôn ngữ Ở Bengan, Hinđi, Uốcdu... và nhiều nước châu Á.
Thư tịch: Trên bi ký, các bộ kinh, sử thi... có giá trị rất lớn.

- Triết học: Có hai hệ phái lớn "khẳng định"- duy tâm và "phủ định"- duy vật.
- Tôn giáo: Đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) lớn nhất và cổ xưa nhất. Đa thần giáo. Kinh Vêđa. Đạo Hồi do người Arập đưa vào thế kỷ VII và XVI trở thành tôn giáo lớn thứ hai. Đạo Phật giữa thế kỷ VI tr.CN do 1 hoàng tử hiệu Sakia Munita (Thích ca Mâu ni) sáng lập. Giáo lý trong quan niệm vô ngã, vô thường mọi sự đều trải qua sinh-trụ-dị-diệt gọi là tứ diệu đế: khổ đế- đau khổ không tránh được. Tập đế- nguồn gốc là sự ham muốn. Diệt đế- cách chấm dứt đau khổ là diệt dục vọng, ham muốn. Đạo đế- con đường phải đi để thoát khổ đau. Nguyên tắc đạo đức học (nhân quả, luân hồi) chủ trương bình đẳng, chống chế độ đẳng cấp. Hai tông phái tiểu thừa và đại thừa (Đông nam Á và Việt Nam ). Ngoài ra còn Đạo Jaina, Đạo Xích...
- Văn học nghệ thuật:
Thần thoại gắn liền với triết học và tôn giáo. Các bộ kinh như Vêđa, kinh Tam tạng chiếm vị trí hàng đầu trong văn học. Hai bộ sử thi Mahabharata (220.000 câu) và Ramayana (48.000 câu) là văn học phổ cập trong nhân dân phản ảnh chiến tranh và tình yêu.
- Nghệ thuật thấm đượm màu sắc tôn giáo: Chùa, trạm khắc trong hang động, trụ đá và các tháp Phật đựng tro xương Phật và Bồ tát. Nổi tiếng là cụm đền tháp Kharujaho ở phíc Bắc có 85 ngôi đền sa thạch. Mahavalipuram ở phía Nam có 5 ngôi đền. Các giáo đường và lăng mộ Hồi giáo với những mái vòm và tháp cao vút, chạm trổ tinh vi. Tháp Ktup Mina (XIII) cao 73 mét cầu thang ốp đá sa thạch đỏ.
Lâu đài lăng mộ Taj Mahal mệnh danh giấc mơ bằng cẩm thạch - Tượng và bích họa chiếm vị trí quan trọng nhất là tượng Phật hào quang và siêu thoát.
Khoa học tự nhiên:
Toán học: 10 chữ số, số khôngvà hệ thống thập phân được sử dụng đầu Công nguyên. Căn bậc 2, 3, số âm, số dương, các quy tắc hoán vị và phương trình bậc hai...
Thiên văn học: Kiến thức về nhật thực, nguyệt thực, các mùa, quả đất tròn và tự quay quanh mặt trời (trước văn hoá Phục Hưng 15 thế kỷ ). Làm ra lịch 12 tháng 30 ngày, 5 năm có 1 tháng nhuận...
Y học: tri thức về giải phẫu, chữa bệnh và chế thảo dược (trong kinh Vêđa). Thế kỷ V tr.CN đã giảng y học song còn duy tâm. Thế kỷ II xuất bản từ điển y khoa (Samhita).
Hoá học: kỹ thuật nấu sắt, nhuộm , thuộc da, thủy tinh...
Kết luận:
Văn minh nông nghiệp truyền thống đa dạng tùy theo sắc tộc và tôn giáo từng vùng.
Văn minh Ấn độ là 1 trong 2 nền văn minh ra đời sớm nhất ở châu Á có ảnh hưởng sâu sắc đối với triết học, tôn giáo, văn học nghệ thuật và khoa học tự nhiên của thế giới.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Anh Khiêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)