Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Chia sẻ bởi Hoàng Anh Khiêm | Ngày 10/05/2019 | 144

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

VĂN MINH TRUNG HOA CỔ - TRUNG ĐẠI
NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH:

Chữ viết: Truyền thuyết văn tự kết thừng thời Hoàng Đế.
Đến đời Thương, chũ viết mới thực sự ra đời - văn tự giáp cốt tượng hình (5.000 chữ). Thời Tây Chu chữ kim văn, chung đỉnh văn, thạch cổ văn...
Thời Xuân - Thu (thế kỷ VIII - V tr.CN) cách viết đẹp, khuôn trong hình vuông gọi là chữ Tiểu triện. Chữ Hán từ 3.000 năm trải qua nhiều cải tiến nhưng vẫn giữ nguyên tắc kết cấu. Ngày càng nhiều chữ và phức tạp. Một số nước mượn làm "quốc gia văn tự" nhưng vẫn tìm cách thoát khỏi hệ thống khép kín của chữ Hán, sáng tạo chữ viết riêng.
Khoa học - kỹ thuật :
Thời cổ đại, thiên văn học đã ra đời. Thời Xuân - Thu và Chiến quốc có nhiều tiến bộ. Từ đời Thương: ghi chép về nhật thực, nguyệt thực, sao chổi (Trong 242 năm có 37 lần nhật thực, có 33 lần chính xác). Can Đức (Sở), Thạch Thân (Ngụy) đã ghi chép 800 tinh tú và xác định vị trí 120 tinh tú. Cam thạch tinh kinh là là bảng ghi chép các hành tinh cổ xưa nhất thế giới...
Nhà Thương đã làm ra âm lịch: theo chu kỳ quay của mặt trăng quanh quả đất và quả đất quanh mặt trời. Tuần trăng tròn, khuyết tính năm, tháng đủ 30 ngày, tháng thiếu 29 ngày và thêm tháng nhuận cho khớp.

"Ngũ hành"
Kim
Thổ
Thổ
Kim
Thủy
Thủy
Hỏa
Hỏa
Mộc
Mộc
Quan niệm duy vật về tự nhiên, tư tưởng biện chứng sơ khai của Trung Hoa cổ đại.
"Âm dương"- Quan niệm trong thế giới sự vật, hiện tượng có hai mặt đối lập và thống nhất. Hai yếu tố âm, dương là điều kiện tồn tại của nhau và của mọi sự vật, hiện tượng, là động lực của mọi vận động và phát triển.
"Ngũ hành"- 5 đại nguyên tố nguyên thủy tự nhiên: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ luôn chuyển động, có quan hệ mật thiết và chuyển hoá lẫn nhau, cái này sinh cái kia và cái này khắc cái kia theo chu trình: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ...
Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.
Thuyết "Âm dương, Ngũ hành" thừa nhận tính vật chất của thế giới, giải thích sự vận động và phát triển khách quan của thế giới vật chất.
"Â�m dương",
Thuyết "A�m dương", "Ngũ hành"
Y học: Thời Chiến quốc biết giải phẫu, nội tạng và hệ tuần hoàn. Phương pháp nghe, nhìn, hỏi bắt mạch chẩn bệnh, dùng châm cứu, thuốc sắc...
Kiến thức toán, lý, sinh, nông học trình độ khá cao.
Một số học thuyết tư tưởng chính trị:
Nho gia: Khổng Tử (551 - 479 tr.CN). Tên Khâu, hiệu Trọng Ni, người nước Lỗ,sống vào thời Xuân Thu xuất thân trong gia đình quý tộc sa sút. Là một kẻ sĩ " hồi trẻ cũng như nghèo hèn", sau có làm một chức quan nhỏ rồi chức Tư Khấu của nước Lỗ.
Học vấn uyên bác. Mở trường dạy học từ năm 22 tuổi. "Tư cách người ta phát ra nhờ thi, ý chí vững vàng nhờ lễ, đức hạnh thành tựu được nhờ nhạc". Hóc tro� co� ha�ng nga�n va� co� �eân 70 la� hieăn s� sau na�y...
Heô t� t���ng: Chụ tr��ng leê tr�, phạn �oâi pha�p tr�. Nhađn va� Leê la� neăn tạng.
Hóc thuyeât: "ch�nh danh ��nh phaôn", "quađn t�� - tieơu nhađn"...
Tr���c ta�c: "T�� th�", "Ngu� kinh"... Phaăn l��n do hóc tro� taôp h��p t�� nh��ng ba�i giạng.
Nho gia�o tr�� tha�nh heô t� t���ng phong kieân ph��ng �ođng va� �ái dieôn cho trieât hóc ph��ng �ođng. Ạnh h���ng sađu roông �� chađu A� va� �ođng Nam A�.
Ca�c heô pha�i kha�c nh� "La�o gia", "pha�p gia"...



Thời Trung đại: Toán học có "cửu chương toán thuật". Phương pháp tính diện tích ruộng đất với các hình, tính khối lượng, tính giá lương thục, gia súc... Thời Nam Bắc triều (429 - 500) Tổ Xung Chi tính được số ? chính xác đến 10 số thập phân (3,1415926203).
Thiên văn học: tính nông lịch 24 tiết. Trương Hành (78 - 139) biết mặt trăng phản chiếu ánh mặt trời và chế ra dụng cụ đo phương hướng động đất - "địa động nghi"
Y dược: Đời Hán nhiều thày thuốc giỏi và sách quý như "Thương hàn luận" còn giá trị trong đông y. "Thần nông bản thảo kinh" có 365 loại dược liệu. Hoa Đà (thế kỷ II) dùng phẫu thuật chữa bệnh. "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân đời Minh là sách thuốc rất quý, 52 cuốn, 1892 loại dược liệu, 11.096 thứ thuốc. Nhiều nước châu Âu đã dịch và Đácuyn đánh giá là bách khoa toàn thư về y học Trung Quốc thời trung đại.
Kỹ thuật: Tìm ra gang và luyện gang thành thép đầu tiên trên thế giới. (Cột gang của Võ Tắc Thiên 695 "Đại chu vạn quốc công đức thiên trụ"). Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kỹ thuật in, la bàn và thuốc súng góp vào văn minh nhân loại..

Văn học và nghệ thuật.

Kiệt xuất và nổi tiếng là Kinh Thi và Sở Từ.
Kinh Thi - Tuyển tập thơ ca 5 thế kỷ từ thời Tây Chu đến giữa Xuân Thu. Kinh điển của nho gia nên gọi là Kinh Thi. 305 bài thơ chia làm 3 phần Phong- ca dao các nước còn gọi là Quốc phong. Nhã - phản ánh sinh hoạt quý tộc, Tụng - ca tụng công đức các triều vua. Giá trị nhất là Quốc phong mang đậm tính hiện thực và nhân văn.
Sở Từ -Dân ca nước Sở và thơ của nhà thơ yêu nước vĩ đại Khuất Nguyên (340 - 278 tr.CN) gồm:
Cửu ca - ca dao, thần thoại , tôn giáo đề tài phong phú, trữ tình.
Chiêu hồn - tín ngưỡng răn kẻ ác, kêu gọi hồn Sở Hoài Vương
Thiên vấn - 172 câu hỏi về thiên văn, địa lý, lịch sử, thánh nhân, đạo đức...
Cửu chương và Li tao. "Li tao" tác phẩm tiêu biểu của đại thi hào Khuất Nguyên.
Sử học: Tiêu biểu nhất là" Xuân Thu". "Tả truyện", "Quốc ngữ", "Chiến quốc sách"
Văn học trung �ái: nổi bật là phú (Hán), thơ (Đường), Từ (Tống), kịch (Nguyên), tiểu thuyêt (Minh - Thanh)

Phú : Thể loại văn xuôi kết hợp văn vần, lời văn gọt rũa công phu, câu trên, âu dưới đối nhau rất sát. Nổi bật: Giả Nghị, Tư Mã, Tương Như...
Thơ: Thơ Đường là đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Phản ánh toàn diện đất nước và bộ mặt xã hội, đạt trình độ rất cao về nghệ thuật. Tiêu biểu: Lý Bạch (701-762), Đỗ Phủ (712-770) và Bạch Cư Dị (772-846).
Từ: Ra đời cuối Đường. Thơ phổ vào đIệu nhạc đã có sẵn. Tên tuổi nổi tiếng như Liễu Vĩnh, Tô Thức, Đông Pha và nữ sĩ Lý Thành Chiếu...
Kịch: 500 vở lưu truyền từ thơi Nguyên nay chỉ còn 100. Tiêu biểu là Quan Hán Khanh 60 kịch bản còn 18. Vương Thục Phủ có vở "Dưới mái tây hiên" nay vẫn được hâm mộ.
Tiểu thuyết: hình thức văn học mới thời Minh - Thanh. Dựa vào những câu chuyện của những người kể chuyện rong viết thành loại tiểu thuyết chương hồi. Nổi bật là "Thủy Hử " (của Thi Nại Am), "Tam quốc chí diễn nghĩa" (của La Quán Trung), "Tây du ký" (của Ngô Thừa Ân), "Hồng Lâu Mộng" (của Tào Tuyết Cần) - Hồng lâu mộng là tác phẩm giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực cổ điển Trung Quốc. Sử học: Có nhiều thành tựu. Thời Tây Hán, lịch sử mới trở thành một lĩnh vực độc lập, người đặt nền móng là Sử Ký của Tư Mã Thiên. Ghi chép lịch sử gần 3000 năm. Giá trị về lịch sử , văn học và tư tưởng. Tiếp sau là Hán Thư, Tam quốc chí, Hậu Hán Thư, Sử quán...


NHO GIÁO
Chữ "Nhân " không chỉ là lòng thương người. Nó bao trùm đức tính tối cao - CON NGƯỜI gồm tính người và tình người.
Chữ "Nhân có 4 điều định nghĩa - Rộng lượng với mọi người "kỉ sở bất dục vật thi ư nhân" - Hiểu biết để có một thái độ đúng trong mọi hoàn cảnh. - Dũng cảm nhận trách nhiệm. - Giữ mình đúng lễ.
"Chữ "Lê" bao gồm 3 nghĩa: Tôn giáo - Xã hội - Luân lý:
- Lễ nghi trong việc thờ cúng - Nghi thức trong quan hệ xã hội - Tác phong đúng mực của con người biết tự trọng - Giữ lễ ngay khi chỉ có một mình.
Việc giữ lễ bao trùm cả đời sống cá nhân và xã hội.
Hạn chế của Nho học: Học rất nhiều nhưng kiến thức tương đối bị hạn chế vì chỉ quan tâm đến "khoa học nhân văn" mà hoàn toàn không để ý đến tất cả những gì thiên về tự nhiên. Quý trọng đạo đức, thấm nhuần những nguyên tắc mà người xưa tin theo một cách thành thực.
Chữ "Hiếu" là tiêu biểu cho sự thực hành lòng "Nhân" của con người nho sĩ.
Nho giáo cực thịnh từ đời Hán. Các vương triều chủ trương cai trị bằng luân lý và lễ nghĩa. Chủ nghĩa nhân văn nho giáo trước hết là chính trị - Đức nhân không phải để giáo dục mọi người mà là để truyền cho các quân vương có được công thức chính trị tốt nhất đó là thống nhất Trung Hoa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Anh Khiêm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)