Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
Chia sẻ bởi Hoàng Anh Khiêm |
Ngày 10/05/2019 |
183
Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
C . C . C . P
U.S.S.R
HISTORY OF SOCIAL DEVELOPMENT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
HISTORY OF SOCIAL DEVELOPMENT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NĂM 1917.
CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ SẢN THÁNG HAI NĂM 1917.
Cách mạng tháng Hai 1917 là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp vô sản lãnh đạo.
Đầu năm 1917, nước Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng, chỉ còn một lối thoát là lật đổ chế độ Nga hoàng. Tình thế cách mạng đã chín muồi.
Ngày 18-2 (3-3 theo công lịch) 30.000 công nhân nhà máy Pulitốp đình công. Đình công lan rộng, tình hình thủ đô Pêtơrôgrat căng thẳng.
Ngày 23-2 (8-3), nhân ngày Phụ nữ quốc tế, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Bônsêvich, 90.000 nữ công nhân ở 50 xí nghiệp thủ đô biểu tình và chuyển sang bãi công. Hôm sau 20 vạn công nhân tham gia. Ngày thứ 3 công nhân toàn thành phố bãi công sau đó chuyển sang tổng bãi công chính trị chống chế độ Nga hoàng.
Ngày 26-2 (11-3) Đảng Bônsêvich lãnh đạo tổng bãi công chính trị chuyển thành khởi nghĩa vũ trang. Cuộc khởi nghĩa lan ra khắp thành phố. Chính phủ huy động 60.000 lính và cảnh sát đàn áp. Binh lính đã ngả về phía cách mạng cùng công nhân khởi nghĩa. Chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng sụp đổ.
Ngày 27-2 hội nghị các Xô viết bầu ra Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Pêtơrôgrat, điều hành như một chính quyền nhà nước. Đảng Mensêvich và Đảng Xã hội nắm quyền lãnh đạo cách mạng chủ trươmg: chống phong kiến, thay thế chế độ Sa hoàng bằng chính quyền tư sản.
Cùng lúc đó giai cấp tư sản cũng len đến thành lập chính phủ lâm thới gồm những đại tư sản và đại địa chủ tư sản hoá do Huân tước Lơvốp làm thủ tướng. Nước Nga xuất hiện cục diện độc đáo: hai chính quyền song song tồn tại (Chính phủ lâm thời và Các Xô viết).
Cách mạng tháng Hai do giai cấp vô sản và Đảng Bônsêvich lãnh đạo, động lực là quần chúng công nhân, nông dân và binh lính. Cuộc cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến quân chủ và thực hiện những cải cách dân chủ vượt quá một cuộc cách mạng dân chủ tư sản thông thường và là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Do sự thoả hiệp của những người Mensêvich và Xã hội-cách mạng cầm đầu các Xô viết, cách mạng vẫn chưa đạt đến chuyên chính thuần túy của vô sản và nông dân.
Nhiệm vụ của Đảng Bônsêvich là đẩy mạnh cách mạng sang một giai đoạn mới - cách mạng vô sản.
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NĂM 1917.
" Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng",
Tối 3-4 (16-4) Lênin từ Thụy Sĩ trở về Pêtơrôgrat. Ngày hôm sau Lênin trình bày bản "Luận cương tháng Tư" vạch rõ nhiệm vụ chủ yếu là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm thới và thực hiện "Tất cả chính quyền về tay Xô viết" bằng phương pháp hoà bình vì giai cấp tư sản chưa dám sử dụng bạo lực và không thể đáp ứng nguyện vọng: hoà bình, ruộng đất và bánh mì.
Tối 18-4, chính phủ lâm thời gửi công hàm cho Đồng minh cam kết tiếp tục chiến tranh. Hàng chục vạn quần chúng căm phẫn, biểu tình. Chính phủ lâm thời bị đổ, chính quyền của giai cấp tư sản lâm vào khủng hoảng phải cải tổ.
Đầu tháng 6, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ I , Mensêvich và Xã hội-cách mạng chiếm đa số, ủng hộ Chính phủ lâm thời và tán thành chiến tranh . Đảng Bônsêvich lãnh đạo 50 vạn quần chúng biểu tình với khẩu hiệu"Tất cả chính quyền về tay xô viết", "Đả đảo chiến tranh", "Hoà bình, ruộng đất, bánh mì". Qua hai cuộc biểu tình tháng 4 và tháng 6, Đảng Bônsêvich đã giáo dục quần chúng, từng bước xây dựng đội quân chính trị của Đảng.
Ngày 18-6, Bộ trưởng chiến tranh Kêrenxki ra lệnh quân đội mở cuộc tấn công vùng Lembe. Quân Nga thất bại nặng nề, 6 vạn quân bị tiêu diệt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich, ngày 3-7 , 50 vạn nhân dân biểu tình ở thủ đô một cách hoà bình và có tổ chức, đòi Xô viết toàn Nga và Xô viết Pêtơrôgrat phải nắn toàn bộ chính quyền và phải thực hiện hoà bình. Được sự đồng tình của Mensêvich và Xã hội-cách mạng , Chính phủ lâm thời đàn áp đẫm máu công nhân và binh lính, đàn áp Đảng Bônsêvich và lùng bắt Lênin. Vụ đàn áp tháng 7 đánh dấu bước ngoặt chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Chính phủ lâm thời khủng hoảng, giai cấp tư sản lập chính phủ lâm thời lần thứ 3 do Kêrenxki, lãnh tũ Xã hội-cách mạng đứng đầu. Ngày 27-8 chúng đưa tên tướng phản động Coocnilốp đảo chính nhằm thiết lập chế độ độc tài quân sự để đàn áp cách mạng. Đảng Bônsêvich và nhân dân Pêtơrôgrat nhanh chóng đập tan cuộc phiến loạn Coocnilốp.
Sau vụ Coocnilốp uy tín của Đảng Bônsêvich ngày càng lên cao. Các xô viết được chuyển qua những người Bônsêvich. Khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay xô viết" lại được đưa ra, nhưng với nội dung mới: vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền về tay xô viết. Điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi.
Ngày 7-10 (20-10) Lênin bí mật từ Phần Lan về Pêtơrôgrat Ngày 10-10, hội nghị Tw Đảng Bônsêvich quyết định khởi nghĩa vũ trang ngày 25-10 tức ngày khai mạc Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II. Kế hoạch bị lộ do một số người không tán thành đăng báo. Chính phủ lâm thời điều lực lượng quân đội đặc biệt về thủ đô, chấn giữ các vị trí xung yếu và chuẩn bị đàn áp cách mạng.
Tình hình Pêtơrôgrat căng thẳng. Lênin quyết định khởi nghĩa sớm một ngày. Đêm 24-10 Lênin đến Điện Xmônưi trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa. Theo kế hoạch của Lênin, các đơn vị cận vệ của công nhân binh sĩ cách mạng đánh chiếm các khu vực đầu mối, bao vây Cung điện Mùa Đông. Tối 25-10, chiến hạm Rạng Đông nã đại bác tấn công Cung điện Mùa Đông. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt đến 2 giờ sáng 26-10 chấm dứt. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Kêrenxki). Ngay trong đêm 25-10 Đại họi Xô viết toàn Nga khai mạc trọng thể tại Điện Xmônưi tuyên bố nước Nga là nước Cộng hoà xô viết của công nhân và nông dân.
Tiếp đó khởi nghĩa thắng lợi ở Mátscơva (2-11) và đến đầu 1918 thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
Thành tựu: Hoàn thành trước thời hạn. Mùa hè 1937, sản xuất công nghiệp vượt 428% năm 1929, bằng 8 lần 1913. Tổng sản lượng công nghiệp vượt Pháp, Đức, đứng đầu châu Au và thứ hai thế giới sau Mỹ, chiếm 14% sản lượng công nghiệp thế giới. Liên Xô trở thành một cường quốc công nghiệp. Về văn hoá, thanh toán nạn mù chữ, phổ cập giáo dục phổ thông cấp 2, số học sinh từ 8 triệu năm 1928 tăng 28 triệu năm 1937. Số sinh viên tăng 11200 lên 54200 người, đội ngũ trí thức xô viết 10 triệu người. Về mặt xã hội, các giai cấp bóc lột bị thủ tiêu, mối quan hệ giữa các dân tộc gắn bó hơn.
Nhân dân Liên Xô đã hoàn thành hai nhiệm vụ căn bản: xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa và thực hiện những cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng những nền móng kinh tế,chính trị và xã hội của chủ nghĩa xã hội. Năm 1936 Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1928, đánh dấu sự kết thúc thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
U.S.S.R
HISTORY OF SOCIAL DEVELOPMENT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
HISTORY OF SOCIAL DEVELOPMENT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NĂM 1917.
CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ SẢN THÁNG HAI NĂM 1917.
Cách mạng tháng Hai 1917 là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp vô sản lãnh đạo.
Đầu năm 1917, nước Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng, chỉ còn một lối thoát là lật đổ chế độ Nga hoàng. Tình thế cách mạng đã chín muồi.
Ngày 18-2 (3-3 theo công lịch) 30.000 công nhân nhà máy Pulitốp đình công. Đình công lan rộng, tình hình thủ đô Pêtơrôgrat căng thẳng.
Ngày 23-2 (8-3), nhân ngày Phụ nữ quốc tế, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Bônsêvich, 90.000 nữ công nhân ở 50 xí nghiệp thủ đô biểu tình và chuyển sang bãi công. Hôm sau 20 vạn công nhân tham gia. Ngày thứ 3 công nhân toàn thành phố bãi công sau đó chuyển sang tổng bãi công chính trị chống chế độ Nga hoàng.
Ngày 26-2 (11-3) Đảng Bônsêvich lãnh đạo tổng bãi công chính trị chuyển thành khởi nghĩa vũ trang. Cuộc khởi nghĩa lan ra khắp thành phố. Chính phủ huy động 60.000 lính và cảnh sát đàn áp. Binh lính đã ngả về phía cách mạng cùng công nhân khởi nghĩa. Chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng sụp đổ.
Ngày 27-2 hội nghị các Xô viết bầu ra Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Pêtơrôgrat, điều hành như một chính quyền nhà nước. Đảng Mensêvich và Đảng Xã hội nắm quyền lãnh đạo cách mạng chủ trươmg: chống phong kiến, thay thế chế độ Sa hoàng bằng chính quyền tư sản.
Cùng lúc đó giai cấp tư sản cũng len đến thành lập chính phủ lâm thới gồm những đại tư sản và đại địa chủ tư sản hoá do Huân tước Lơvốp làm thủ tướng. Nước Nga xuất hiện cục diện độc đáo: hai chính quyền song song tồn tại (Chính phủ lâm thời và Các Xô viết).
Cách mạng tháng Hai do giai cấp vô sản và Đảng Bônsêvich lãnh đạo, động lực là quần chúng công nhân, nông dân và binh lính. Cuộc cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến quân chủ và thực hiện những cải cách dân chủ vượt quá một cuộc cách mạng dân chủ tư sản thông thường và là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Do sự thoả hiệp của những người Mensêvich và Xã hội-cách mạng cầm đầu các Xô viết, cách mạng vẫn chưa đạt đến chuyên chính thuần túy của vô sản và nông dân.
Nhiệm vụ của Đảng Bônsêvich là đẩy mạnh cách mạng sang một giai đoạn mới - cách mạng vô sản.
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NĂM 1917.
" Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng",
Tối 3-4 (16-4) Lênin từ Thụy Sĩ trở về Pêtơrôgrat. Ngày hôm sau Lênin trình bày bản "Luận cương tháng Tư" vạch rõ nhiệm vụ chủ yếu là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm thới và thực hiện "Tất cả chính quyền về tay Xô viết" bằng phương pháp hoà bình vì giai cấp tư sản chưa dám sử dụng bạo lực và không thể đáp ứng nguyện vọng: hoà bình, ruộng đất và bánh mì.
Tối 18-4, chính phủ lâm thời gửi công hàm cho Đồng minh cam kết tiếp tục chiến tranh. Hàng chục vạn quần chúng căm phẫn, biểu tình. Chính phủ lâm thời bị đổ, chính quyền của giai cấp tư sản lâm vào khủng hoảng phải cải tổ.
Đầu tháng 6, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ I , Mensêvich và Xã hội-cách mạng chiếm đa số, ủng hộ Chính phủ lâm thời và tán thành chiến tranh . Đảng Bônsêvich lãnh đạo 50 vạn quần chúng biểu tình với khẩu hiệu"Tất cả chính quyền về tay xô viết", "Đả đảo chiến tranh", "Hoà bình, ruộng đất, bánh mì". Qua hai cuộc biểu tình tháng 4 và tháng 6, Đảng Bônsêvich đã giáo dục quần chúng, từng bước xây dựng đội quân chính trị của Đảng.
Ngày 18-6, Bộ trưởng chiến tranh Kêrenxki ra lệnh quân đội mở cuộc tấn công vùng Lembe. Quân Nga thất bại nặng nề, 6 vạn quân bị tiêu diệt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich, ngày 3-7 , 50 vạn nhân dân biểu tình ở thủ đô một cách hoà bình và có tổ chức, đòi Xô viết toàn Nga và Xô viết Pêtơrôgrat phải nắn toàn bộ chính quyền và phải thực hiện hoà bình. Được sự đồng tình của Mensêvich và Xã hội-cách mạng , Chính phủ lâm thời đàn áp đẫm máu công nhân và binh lính, đàn áp Đảng Bônsêvich và lùng bắt Lênin. Vụ đàn áp tháng 7 đánh dấu bước ngoặt chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Chính phủ lâm thời khủng hoảng, giai cấp tư sản lập chính phủ lâm thời lần thứ 3 do Kêrenxki, lãnh tũ Xã hội-cách mạng đứng đầu. Ngày 27-8 chúng đưa tên tướng phản động Coocnilốp đảo chính nhằm thiết lập chế độ độc tài quân sự để đàn áp cách mạng. Đảng Bônsêvich và nhân dân Pêtơrôgrat nhanh chóng đập tan cuộc phiến loạn Coocnilốp.
Sau vụ Coocnilốp uy tín của Đảng Bônsêvich ngày càng lên cao. Các xô viết được chuyển qua những người Bônsêvich. Khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay xô viết" lại được đưa ra, nhưng với nội dung mới: vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền về tay xô viết. Điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi.
Ngày 7-10 (20-10) Lênin bí mật từ Phần Lan về Pêtơrôgrat Ngày 10-10, hội nghị Tw Đảng Bônsêvich quyết định khởi nghĩa vũ trang ngày 25-10 tức ngày khai mạc Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II. Kế hoạch bị lộ do một số người không tán thành đăng báo. Chính phủ lâm thời điều lực lượng quân đội đặc biệt về thủ đô, chấn giữ các vị trí xung yếu và chuẩn bị đàn áp cách mạng.
Tình hình Pêtơrôgrat căng thẳng. Lênin quyết định khởi nghĩa sớm một ngày. Đêm 24-10 Lênin đến Điện Xmônưi trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa. Theo kế hoạch của Lênin, các đơn vị cận vệ của công nhân binh sĩ cách mạng đánh chiếm các khu vực đầu mối, bao vây Cung điện Mùa Đông. Tối 25-10, chiến hạm Rạng Đông nã đại bác tấn công Cung điện Mùa Đông. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt đến 2 giờ sáng 26-10 chấm dứt. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Kêrenxki). Ngay trong đêm 25-10 Đại họi Xô viết toàn Nga khai mạc trọng thể tại Điện Xmônưi tuyên bố nước Nga là nước Cộng hoà xô viết của công nhân và nông dân.
Tiếp đó khởi nghĩa thắng lợi ở Mátscơva (2-11) và đến đầu 1918 thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
Thành tựu: Hoàn thành trước thời hạn. Mùa hè 1937, sản xuất công nghiệp vượt 428% năm 1929, bằng 8 lần 1913. Tổng sản lượng công nghiệp vượt Pháp, Đức, đứng đầu châu Au và thứ hai thế giới sau Mỹ, chiếm 14% sản lượng công nghiệp thế giới. Liên Xô trở thành một cường quốc công nghiệp. Về văn hoá, thanh toán nạn mù chữ, phổ cập giáo dục phổ thông cấp 2, số học sinh từ 8 triệu năm 1928 tăng 28 triệu năm 1937. Số sinh viên tăng 11200 lên 54200 người, đội ngũ trí thức xô viết 10 triệu người. Về mặt xã hội, các giai cấp bóc lột bị thủ tiêu, mối quan hệ giữa các dân tộc gắn bó hơn.
Nhân dân Liên Xô đã hoàn thành hai nhiệm vụ căn bản: xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa và thực hiện những cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng những nền móng kinh tế,chính trị và xã hội của chủ nghĩa xã hội. Năm 1936 Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1928, đánh dấu sự kết thúc thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Anh Khiêm
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)