Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Chia sẻ bởi Hoàng Anh Khiêm | Ngày 10/05/2019 | 146

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Liên Xô trong chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội
Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1939)

Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925)
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Nội chiến chấm dứt (1921), nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
+ Tình hình chính trị, xã hội rối ren, không ổn định. Chính sách cộng sản thời chiến trở nên không còn phù hợp, cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế.
+ Nước Nga xô viết lâm vào khủng hoảng kinh tế và chính trị hết sức trầm trọng.
+ Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản (Bônsêvich) Nga 3-1921 quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới của V.I Lênin đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
- Nội dung chủ yếu:
+ Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Nông dân được toàn quyền sử dụng lương thực thừa và tự do bán ra thị trường.
+ Công nghiệp: Nhà nước tập trung lực lượng và và phương tiện vào việc khôi phục và phát triển những ngành công nghiệp nặng; cho phép tư nhân được thuê (hoặc xây dựng) những xí nghiệp loại nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga; Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế: công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.
Chấn chỉnh và tổ chức lại việc quản lý sản xuất công nghiệp, cải tiến chế độ tiền lương, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế.
+ Thương nghiệp và tiền tệ: tư nhân được tự do buôn bán và trao đổi, phát triển thương nghiệp, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn, tiến hành cải cách tiền tệ và phát hành đồng rúp mới.
Thực chất của chính sách kinh tế mới là chuyển từ nền kinh tế mà nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt, dựa trên cơ sở cưỡng bức lao động, trưng thu và cung cấp theo kiểu "cộng sản thời chiến" (do hoàn cảnh có chiến tranh) sang một nền kinh tế hàng hoá có sự điều tiết của nhà nước, công nhận sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác nhau (trong một thời gian nhất định); sử dụng vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm của tư bản trong và ngoài nước để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Ý nghĩa:
+ Nông dân yên tâm phấn khởi sản xuất, Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển, đảm bảo cung cấp lương thực, nông phẩm cho thành phố và các trung tâm công nghiệp. Sản xuất công nghiệp và hoạt động thương nghiệp khôi phục và gia tăng.
+ Tình hình chính trị, xã hội ngày càng ổn định, khối liên minh công nông, chỗ dựa của chính quyền Xô viết được củng cố.
+ Những bài học của Chính sách kinh tế mới vẫn còn có ý nghĩa phổ biến hiện nay đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, sức sản xuất còn yếu kém.

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1939)

- Bước đầu công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa (1926-1929)
Trước tình hình Liên Xô vẫn còn là nước nông nghiệp lạc hậu , nông nghiệp chiếm 2/3 tổng sản phẩm quốc dân, công nghiệp cơ sở cũ kĩ, kĩ thuật lạc hâu, thiếu công nghiệp nặng. Liên Xô bị bao vây kinh tế, uy hiếp về quân sự. Yêu cầu bức thiết là xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự sản xuất lấy những thiết bị cần thiết là vấn đề sống còn với nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Đại hội XIV Đảng Cộng sản (B) Liên Xô họp cuối năm 1925 đề ra nhiệm vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nhằm biến Liên Xô thành một nước công nghiệp:
Thành tựu: Năm 1928 tỷ trọng công nghiệp chiến 54,5% tổng sản lượng công nông nghiệp. Năm 1929 công nghiệp hoá đã giải quyết được ba vấn đề căn bản: Vấn đề tích lũy vốn; vấn đề xây dựng một nền công nghiệp nặng có thể sản xuất những máy móc thiết bị cần thiết; vấn đề nâng cao năng suất lao động (vượt mức chiến tranh hơn 1,3 lần). Những công trình khổng lồ được xây dựng như nhà máy thủy điện Đơnhiep, nhà máy ôtô Mátscơva, nhà máy kéo Xtalingrat, tuyến đường sắt Tuyếckextan-Xibêri.
- Công cuộc tập thể hoá nông nghiệp và hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1933).
Hình thức phù hợp là ácten nông nghiệp,
Thành tựu: Năm 1931, nông trang tập thể và nông trường chiềm /3 diện tích trồng trọt
Đại hội Đảng Cộng sản năm 1927 cũng đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932).Từ một nước nông nghiệp, Liên Xô trở thành một nước công nghiệp. Sản lượng công nghiệp chiếm 70% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Xây dựng mới 1500 xí nghiệp. Công nghiệp có khả năng trang bị kỹ thuật mới trong công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và nông nghiệp.
Cách mạng văn hoá: 1930 chính phủ Liên Xô thực hiện chế độ giáo dục phổ thông cơ sở bắt buộc. Số trường cao đẳng công nghiệp tăng 10 lần, số trường kỹ thuật trung cấp tăng 4 lần, ngành đại học cung cấp 10 vạn kĩ sư và cán bộ đại học.
Như vậy, trong khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, Liên Xô vẫn giữ vững và phát triển kinh tế một cách vững chắc.
- Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ hai 1933-1937. Liên Xô bước đầu xây dựng được những nền móng xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp 1936.
Nhiệm vụ: sản xuất công nghiệp tăng 8 lần mức trước chiến tranh , năng suất lao động tăng 63%, xây dựng 4500 xí nghiệp công nghiệp lớn, gấp 3 lần kế hoạc 5 năm lần thứ nhất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Anh Khiêm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)