Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập

Chia sẻ bởi Trần Văn Lập | Ngày 29/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:


Giáo viên: Nguyễn Ngọc Quỳnh Trang
Đơn vị: Trường THCS Tiên Hiệp
Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ thăm lớp
Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
Chương I: Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (TK X).
Chương II: Nước Đại Việt thời Lý (TK XI-XII).
Chương III: Nước Đại Việt thời Trần (TK XIII-XIV).
Chương IV: Đại Việt thời Lê Sơ (TK XV-XVI).
Chương V: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII).
Chương VI: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.
Di tích thành Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội)
Đây là một vùng đất đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, vừa gần sông Hồng, vừa có sông Hoàng chảy qua. Sông Hoàng nhỏ nhưng lại là đường nối với sông Hồng ở mạn Bắc và nối với sông Cầu ở mạn Nam.
Trung ương
Địa phương
Hùng Vương
Lạc hầu – Lạc tướng
(Trung ương)
Lạc tướng
(Bộ)
Lạc tướng
(Bộ)
Bồ chính
(Chiềng, chạ)
Bồ chính
(Chiềng, chạ)
Bồ chính
(Chiềng, chạ)
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Văn Lang
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền
Trung ương
Địa phương
Đền thờ Ngô Quyền (Đường Lâm – Hà Nội
Dương Tam Kha là em vợ của Ngô Quyền. Trước khi qua đời, Ngô Quyền bị bệnh nặng nên có lời di chúc giao cho Dương Tam Kha việc giúp con mình nối ngôi, nhưng Dương Tam Kha không vì nghĩa lớn mà mưu lợi riêng, hắn đã tiếm quyền - cướp ngôi vua, tự xưng là Bình Vương.
(Dẫn theo Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1, NXB giáo dục)
Làm vua được ít lâu, Thiên Sách Vương nghị cách trừ Nam Tấn Vương để một mình làm vua. Âm mưu đó chưa kịp thực hiện thì Thiên Sách Vương bị bệnh mà chết. Đến lúc này thì lực lượng nhà Ngô ngày một suy yếu, thổ hào khắp nơi tự xưng là sứ quân ra sức chống đối. Năm 965 buộc Nam Tấn Vương phải thân chinh đi đánh giặc, chẳng may trúng tên mà chết, uy ín của nhà Ngô giảm sút, không còn đủ sức để ổn định tình hình, chấn chỉnh việc nước.
(Dẫn theo Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB giáo dục)
Lược đồ 12 sứ quân
Đinh Bộ Lĩnh là người động Hoa Lư (Gia Viễn – Ninh Bình), con trai của Đinh Công Trứ. Hồi nhỏ, ông sống với mẹ ở quê nhà. Ông thường cùng lũ trẻ nhỏ trong vùng chăn trâu, chơi trò tập trận, khiêng kiệu, lấy bông lau làm cờ. Sau này, giữa lúc nhà Ngô suy yếu, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng với những người thân thiết tổ chức lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ ở Hoa Lư. Khi nhà Ngô sụp đổ, cả nước rối loạn, Đinh Bộ Lĩnh đem quân đi đánh dẹp các sứ quân.
(Dẫn theo SGK lịch sử 7, NXB Giáo dục)
Với một lực lượng quân sự mạnh, là một người có tài, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đấy, tự xưng là Vạn Thắng Vương. Cùng với các tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Lê Hoàn..., Đinh Bộ Lĩnh đánh chiếm các vùng xung quanh Hoa Lư rồi kéo quân ra đánh Đằng Châu. Sứ quân Phạm Bạch Hổ xin đem lực lượng của mình đi theo Đinh Bộ Lĩnh. Tiếp đó, ông đánh sang Thanh Oai, chiếm giữ Đỗ Động Giang của sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, rồi chia hai cánh quân đánh sang Giao Châu và đánh lên Tiên Du. Nguyễn Thủ Thiệp thua to phải bỏ đất Tiên Du mà chạy. Sứ quân Ngô Nhật Khánh chống không nổi, xin hàng. Đinh Bộ Lĩnh tiến đánh Kiều Công Hãn, sứ quân này thua, bỏ chạy về Trường Châu rồi mất ở đó. Các sứ quân khác lần lượt bị đánh tan.
(Dẫn theo Lịch sử Việt Nam, NXB Tp. Hồ Chí Minh)
Đền thờ vua Đinh (Ninh Bình)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Lập
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)