Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập

Chia sẻ bởi Lý Văn Nhân | Ngày 29/04/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Bài 8
Nước ta buổi đầu độc lập
Kiểm tra bài cũ:
Tranh Đông Hồ
Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng
Giới thiệu bài
Bài 8: NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
Tổ chức nhà nước thời Ngô:
Câu hỏi:
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938; Ngô Quyền chọn nơi nào đóng đô? Nơi ấy gợi cho em nhớ lại thời vua nào và truyền thuyết nổi tiếng nào?
Trả lời:
Ngô Quyền chọn Cổ Loa đóng đô.
Thời Vua An Dương Vương.
Truyền thuyết về Thần Kim Quy.
Câu hỏi:
Hiện nay đất nước ta đang diễn ra một sự kiện trọng đại; đó là Đại Lễ nào?
Qua sự kiện này em có suy luận liên quan nào đến bài học hôm nay?
Trả lời:
Đó là Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.( 1010 – 2010)
Sự kiện Vua Lý Thái Tổ dời đô từ cố đô Hoa Lư về Thăng Long.
Những hình ảnh về hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà nội
Câu hỏi:
Em hãy cho biết chính quyền thời Ngô xây dựng ra sao?
Trả lời:
Trung ương:
vua đứng đầu quyết định mọi việc. Đặt các chức quan văn võ. Quy định lễ nghi sắc phục cho quan lại…
Địa phương:
cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng ( như Đinh Công Trứ; Kiều Công Hãn…
Câu hỏi:
Em có nhận xét gì về việc Ngô Quyền xưng vương và lập bộ máy nhà nước theo cách riêng của mình?
Trả lời:
Ông đã xây dựng chính quyền tự chủ và khẳng định chủ quyền quốc gia.
Tiểu sử
Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944 quê ở Đường Lâm, (Ba Vì, Hà Nội ngày nay). Ông là con trai của quan mục Đường Lâm là Ngô Mân, sau trở thành bộ tướng và con rể của Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Dương Đình Nghệ (931 - 937), được giao cai quản Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay).
Bài 8: NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
Tổ chức nhà nước thời Ngô:
Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi; chọn Cổ Loa làm kinh đô.
Xây dựng chính quyền ở Trung ương và địa phương.
Câu hỏi:
Hãy cho biết tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất?
Trả lời:
Dương Tam Kha tiếm quyền. Loạn 12 sứ quân xảy ra
Bài 8: NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
Tổ chức nhà nước thời Ngô:
Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi; chọn Cổ Loa làm kinh đô.
Xây dựng chính quyền ở Trung ương và địa phương.
Năm 944 Ngô Quyền mất. Dương Tam Kha tiếm quyền. Loạn 12 sứ quân xảy ra.
Bài 8: NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
Tổ chức nhà nước thời Ngô:
Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi; chọn Cổ Loa làm kinh đô.
Xây dựng chính quyền ở Trung ương và địa phương.
Năm 944 Ngô Quyền mất. Dương Tam Kha tiếm quyền. Loạn 12 sứ quân xảy ra.
2. Công cuộc dẹp loạn 12 sứ quân:
Bản đồ loạn 12 sứ quân
Cờ lau tập trận…
Câu hỏi:
Vì sao Đinh Bộ Lĩnh dẹp được loạn 12 sứ quân?
Trả lời:
Sự liên kết với sứ quân Trần Lãm.Phạm Bạch Hổ
Là người có tài.
Nhân dân ửng hộ
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều đại nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư quê hương là kinh đô. Kinh đô này tồn tại được 41 năm với sự chuyển tiếp 3 triều đại Đinh - Tiền Lê - Lý. Đại Cồ Việt là nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam sau một thời gian dài Bắc thuộc. 
Cố đô Hoa Lư – Ninh Bình
Câu hỏi:
Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì sau khi thống nhất đất nước?
Trả lời:
Lên ngôi Hoàng đế. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Đóng đô ở Hoa Lư. Cắt đặt các chức quan. Đặt niên hiệu Thái Bình
Non nước Hoa Lư
Kinh đô Hoa Lư lúc bấy giờ so với thời cuộc là một vùng đất rất hiểm trở, núi non kỳ vĩ có thể xây dựng thành phòng thủ rất chắc chắn cho một nhà nước mới xây dựng còn non yếu. 
Câu hỏi:
Hãy cho biết những công lao của Đinh Bộ Lĩnh?
Trả lời:
- Dẹp loạn 12 sứ quân.
- Xây dựng quyền độc lập tự chủ
Bài 8: NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
Tổ chức nhà nước thời Ngô:
Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi; chọn Cổ Loa làm kinh đô.
Xây dựng chính quyền ở Trung ương và địa phương.
Năm 944 Ngô Quyền mất. Dương Tam Kha tiếm quyền. Loạn 12 sứ quân xảy ra.
2. Công cuộc dẹp loạn 12 sứ quân:
Tiểu sử Đinh Bộ Lĩnh.
Năm 968 Đinh Bộ lĩnh lên ngôi hoàng đế. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Đóng đô tại Hoa Lư.
Năm 970 đặt niên hiệu là Thái Bình.
Công lao Đinh Bộ Lĩnh: dẹp loạn 12 sứ quân và xây dựng chính quyền độc lập tự chủ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Văn Nhân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)