Bài 8. Nhật Bản

Chia sẻ bởi Trần Thị Đức Hạnh | Ngày 09/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Nhật Bản thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

THỰC HIỆN
I . NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 - 1952
1. Nhật Bản chịu hậu quả nặng nề sau chiến tranh:

Sự thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ II để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề.

+ Khoảng 3 triệu người chết và mất tích.
+40% đô thị ; 80%tàu bè; 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy.
+13 triệu người bị thất nghiệp.
+Thảm họa đói, rét đe dọa toàn nước Nhật.
2. Tình hình chính trị ,kinh tế , giáo dục
a. Chính trị
Thực hiện cải cách dân chủ:
* Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh .
* Lập tòa án quân sự xét xử tội phạm chiến tranh : kết án tử hình 7 tên, tù chung thân 16 tên
Hiến pháp
Thời điểm ban hành 3/5/1947
Đặc điểm
Hiến pháp là sự thỏa hợp giữa hai quan điểm: tiến bộ xen lẫn bảo thủ
Nội dung tiến bộ:
Quy định một nhà nước quân chủ lập hiến nhưng bản chất là một nước theo chế độ Dân chủ đại nghị tư sản.

Bộ máy nhà nước
Nghị viên gồm 2 viên do nhân dân bầu ra giữ quyền lập pháp
Chính phủ đứng đầu là thủ tướng có quyền hành pháp


b. Kinh tế :
Thực hiện ba cuộc cải cách lớn :
Một là luật cải cách ruộng đất
Nội dung: chuyển quyền sở hữu ruộng đất phát canh cho các tá điền
Tác động: việc chuyển quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân trực tiếp canh tác đã kích thích sản xuất của nông dân

Hai là giải tán các tập đoàn tài phiệt ( Dai- bát-xư)
Nội dung :
+Tháng 10/1945 giải tán các tập đoàn tài phiệt gồm bốn tập đoàn lớn là Mít-sui, Mít-su-bi-xi, Yasuda, Sumitomo và 2500 chủ cổ phần
+Các cổ phần thuộc quyền sở hữu của các công ty tài phiệt, gia đình tài phiệt đem ra bán ở thị trường cổ phần
Tác động :
+Loại trừ được sự chi phối của các cá nhân của chủ cổ phần
+ Các công ty nhỏ được thành lập với những lãnh đạo trẻ ( gọi là giới lãnh đạo cấp 3)
+Tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh



Ba là ban hành luật lao động
Luật công đoàn thực thi tháng 3 năm 1946
Nội dung : công dân có quyền đoàn kết , thương lượng tập thể
Tác động : khuyến khích hoạt động các công đoàn
Ngăn chăn sự hồi phục của chủ nghĩa quân phiệt, đề cao tự do, nâng cao đời sống vật chất
Luật điều chỉnh quan hệ lao động ban hành vào tháng 7/1947
Luật tiêu chuẩn lao động ban hành vào tháng 4/1947

c. Chính sách đối ngoại
Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mỹ:
9/1951 kí hiệp ước hòa bình “ San-phan-xít-cô”, hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật
1952 chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh, chấp nhận đứng dưới ô hạt nhân của Mỹ






d. Giáo dục:
Tiến hành cải cách giáo dục trên nhiều mặt.
1947, ban hành Luật giáo dục.
Nội dung:
+ Phủ nhận vai trò thiêng liêng của Thiên hoàng.
+ Khuyến khích phát triển văn hóa và tư tưởng hòa bình.
+ Quy định hệ thống giáo dục 6-3-3-4 (6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông, 4 năm đại học). Chế độ giáo dục bắt buộc là 9 năm.

II.NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952-1973
Kinh tế:
1952 – 1960, phát triển nhanh.
1960 – 1973, kinh tế Nhật phát triển” thần kì” : Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 1960-1969 là 10,8%, 1970-1973 là 7,8%. Năm 1968, Nhật Bản vượt các nước tư bản khác vươn lên đứng thứ hai sau Mĩ.
Đầu 1973, Nhật cùng với Mĩ và Tây Âu trở thành ba trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới.
GNP năm 1970 đạt 199,8 tỷ USD tăng hơn 8,3 lần so với 23,9 tỷ USD của năm 1955.
GNP/đầu người là 6270 USD vào năm 1969, so với …..
Tổng kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần trong 20 năm (1950-70).
.

Dự trữ ngoại tệ từ 1,8 tỷ USD năm 1960 tăng lên 15 tỷ USD năm 1971
Khoa học – kĩ thuật:
Từ đầu những năm 70, Nhật rất coi trọng phát triển giáo dục và khoa học – kĩ thuật.
Tìm cách rút ngắn khoảng cách về sự phát triển KH-KT bằng cách mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ của nước ngoài.
Nhật chú trọng đầu tư nghiên cứu, phát triển KH-KT (chi phí nghiên cứu đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ).
KH-KT Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực sản xuất. Hiện nay, Nhật đứng đầu thế giới về trình độ KH-KT, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp dân dụng.

Ngoài các sản phâm dân dụng nổi tiếng thế giới (TV, tủ lạnh, ô tô,…), Nhật còn đóng được tàu trọng tải lớn, xây dựng các công trình to lớn và hiện đại như đường ngầm dưới biển nối Hôn-su với Hốc-cai-đô, cầu đường bộ nối Hôn-su và Si-cô-cư.

Quan tâm đến giáo dục, đào tạo những con người có năng lực giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

Chính trị:
Từ 1955, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) liên tục cầm quyền  tương đối ổn định.
Thủ tướng Ikêđa Hayatô (1960-1964), Nhật chủ trương xây dựng “Nhà nước phúc lợi” và đưa ra kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dân (1960-1970)  kinh tế phát triển “thần kì”.
Đối ngoại:
Liên minh chặt chẽ với Mĩ. Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật kéo dài thêm 10 năm, sau đó là vĩnh viễn.
1956, bình thường hóa mối quan hệ với Liên Xô. Trở thành thành viên LHQ.

Nguyên nhân phát triển:
Con người được coi là vốn quý nhất, đồng thời là “công nghệ cao nhất”.
Những nhà kinh doanh xí nghiệp tích cực
Lực lượng lao động ưu tú
Sự hợp tác chủ thợ
Tính cách của nhân dân Nhật Bản: Tôn trọng truyền thống, tinh thần cộng đồng, lòng trung thành, tính hiếu học, sáng tạo..ham mê lao động
Nhà nước quản lí hiệu quả.
Thực hiện cải cách kinh tế
Sự kết hợp giữa thị trường với kế hoạch : NB coi kinh tế tự do là hoạt động trung tâm của nền kinh tế, gắn yếu tố mang tính kế hoạch vào hoạt động kinh tế tự do  thúc đẩy nền kt phát triển.
Tư tưởng trong tăng trưởng kinh tế : Đưa phát triển kt thành mối quan tâm lớn nhất
Các công ti Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại (nguyên nhân quan trọng nhất).
Chính sách mở cửa và phát triển KHKT: tiếp nhận các tri thức, thành tựu KHKT một cách có chọn lọc và vận dụng sáng tạo trong điều kiện kinh tế xã hội của NB
Cuộc Cách mạng KHKT : diễn ra trên nhiều lĩnh vực ( điện tử, CN vật liệu, CN thông tin, CN sinh học, năng lượng mới ).
Cơ cấu kinh tế “hai tầng”.
Có sự đóng góp to lớn của khu vực sản xuất truyền thống, kinh doanh nhỏ trong suốt quá trình hiện đại hóa đất nước Nhật Bản.


Chi phí cho quốc phòng ít.
Nhật Bản tuyên bố từ bỏ chiến tranh, sử dụng quốc lực vào mục đích phát triển kinh tế .
Tỉ lệ tiết kiệm cao và ngân hàng cho vay tích cực.
Tỉ lệ tiết kiệm của các hộ người lao động ở thành phố : 4,4% (1952), 15% (1960), 20% (1970)
Hoạt động cho vay của ngân hàng tạo nên khả năng tích lũy vốn cần thiết cho nền kinh tế Nhật Bản.
Tận dụng các yếu tố bên ngoài
Thể chế mậu dịch tự do được duy trì nên Nhật Bản có thể mua than nguyên liệu cho sản xuất từ những khu vực nào đó có giá rẻ nhất trên thế giới  không lo ngại thiếu hụt tài nguyên
Trong tình hình Chiến tranh lạnh, Mĩ đã nhanh chóng thay đổi chính sách đối với Nhật Bản : xây dựng một nước Nhật Bản tự lập  Đầu tư vốn cho Nhật Bản
Trong chiến tranh Triều Tiên, Nhật Bản trở thành căn cứ quân đội của Mĩ  Thu được những khoản ngoại tệ lớn
Nguồn lợi từ chiến tranh Việt Nam.
Thách thức:
Lãnh thổ không lớn, dân số đông, nghèo khoáng sản, nhiều thiên tai, nguyên liệu và lương thực phải nhập từ nước ngoài.
Cơ cấu kinh tế thiếu cân đối.
Chịu sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, NICs, TQ,… và e ngại của nước ngoài về một “đế quốc kinh tế” Nhật Bản.
Không thể giải quyết những mâu thuẫn cơ bản nằm ngay trong bản thân nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Đức Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)