Bài 8. Nhật Bản

Chia sẻ bởi Nong Binh Dung | Ngày 09/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Nhật Bản thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ
VỀ DỰ GIỜ HỌC LỊCH SỬ LỚP 12C2
TIẾT 10
BÀI 8. NHẬT BẢN
I. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1952
Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả gì?
I. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1952
* Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
- Nhật Bản phải gánh chịu nhiều hậu quả do chiến tranh để lại: 3 triệu người chết, mất tích, 13 triệu người thất nghiệp,…
- Bị Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản
 Nhật Bản rơi vào tình trạng khó khăn chưa từng có
Để khôi phục nền kinh tế, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?
I. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1952
* Chính sách ổn định, khôi phục kinh tế:
- Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các Daibatxưi
- Cải cách ruộng đất
- Dân chủ hóa lao động
* Kết quả: dựa vào sự nỗ lực của bản thân và viện trợ của Mĩ đến năm 1950-1951 kinh tế Nhật khôi phục đạt mức trước chiến tranh
Chính sách đối ngoại của Nhật những năm đầu sau chiến tranh như thế nào?
I. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1952
* Chính sách đối ngoại:
liên minh chặt chẽ với Mĩ
- 8/9/1951: kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô, Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật được kí kết
- 1952: chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh
- Chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo trợ hạt nhân của Mĩ
Những cơ sở chứng tỏ sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản?
II. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973
* Kinh tế:
II. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973
* Kinh tế:
- Từ năm 1952 đến năm 1973: kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960-1968 là 10.8%)
- Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học-kĩ thuật với việc tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng, mua bằng phát minh sang chế…..
- 1968: Nhật trở thành cường quốc kinh tế thứ hai sau Mĩ, là một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới
MỘT SỐ THÀNH TỰU KHOA HỌC-KĨ THUẬT CỦA NHẬT BẢN
Cầu Sêtô Ôhasi nối hai đảo Hônsu và Sicôcư
MỘT SỐ THÀNH TỰU KHOA HỌC-KĨ THUẬT CỦA NHẬT BẢN
Tàu cao tốc Shinkansen
Người máy Asimo
Những sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản
Nguyên nhân sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản?
II. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973
II. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973
* Nguyên nhân sự phát triển :
- Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt…
- Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.
- Áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại
- Chi phí quốc phòng thấp chưa đến 1% GDP
- Tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển
Những khó khăn mà Nhật gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế?
II. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973
II. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973
* Hạn chế và khó khăn:
- Lãnh thổ không rộng, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, công nghiệp phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài.
- Sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, các nước công nghiệp mới, Trung Quốc.
- Cơ cấu kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối.
Trình bày chính sách đối ngoại của Nhật giai đoạn 1952-1973?
II. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973
* Chính sách đối ngoại:
- Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ: năm 1960, kí Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật kéo dài vĩnh viễn.
- Năm 1956, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô và ra nhập Liên hợp quốc.
III. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
* Kinh tế:
- Do tác động của khủng hoảng năng lượng 1973, kinh tế Nhật Bản phát triển không ổn định.
- Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, là chủ nợ lớn nhất thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ.
Chính sách đối ngoại của Nhật trong những năm 1973-1991 như thế nào?
III. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
III. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
* Đối ngoại:
- Từ nửa sau những năm 70 đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991).
Fukuda
Toshiki Kaifu
III. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
* Đối ngoại:
- Từ nửa sau những năm 70 đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991).
- Nội dung chủ yếu là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
- 21-9-1973: Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Bộ trưởng ngoại giao Nhật thăm Việt Nam
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ QUAN HỆ VIỆT -NHẬT
KỈ NIỆM 40 NĂM QUAN HỆ VIỆT NAM-NHẬT BẢN
1973-2013
Sự phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật của Nhật Bản có điểm gì nổi bật?
IV. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
IV. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
* Kinh tế:
- Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới.
*Khoa học-kĩ thuật: phát triển ở trình độ cao, đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau,…
IV. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
* Văn hóa:
- Tuy là một cường quốc kinh tế nhưng Nhật Bản rất coi trọng giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1991-2000?
IV. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
IV. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
* Đối ngoại:
- Tiếp tục duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ; Tháng 4-1996, tái khẳng định việc kéo dài hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật.
- Sau chiến tranh lạnh, Nhật cố gắng thực hiện một chính sách đối ngoại tự chủ hơn, mở rộng quan hệ với Tây Âu, chú trọng quan hệ với các nước châu Á và Đông Nam Á.
- Ngày nay Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với sức mạnh kinh tế.
LIÊN MINH MĨ-NHẬT-HÀN
CỦNG CỐ
Câu 1. Từ 1945 đến 1952, chính sách đối ngoại của Nhật là
A. chỉ giao lưu với các nước Đông Nam Á.
B. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. mở rộng quan hệ ngoại giao trên thế giới.
D. liên minh với Mĩ và Liên Xô.
B. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
CỦNG CỐ
Câu 2. Nhật Bản đã lợi dụng yếu tố bên ngoài nào để phát triển kinh tế trong giai đoạn 1952-1973?
A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam.
B. Nguồn viện trợ của Mĩ.
C. Nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Việt Nam (1954-1975).
D. Phát minh sang chế mua từ các quốc gia tư bản đồng minh.
C. Nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Việt Nam (1954-1975).
BÀI TẬP VỀ NHÀ
1. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam?
2. Là một học sinh em cần làm gì để góp phần phát triển đất nước trong tương lai?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nong Binh Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)