Bài 8. Nhật Bản

Chia sẻ bởi Phạm Trà My | Ngày 09/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Nhật Bản thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Đinh Thị Ngọc
Nhật Bản
BÀI 8
Sự phát triển kinh tế, chính sách đối ngoại và chính trị của Nhật Bản qua các giai đoạn:
1945 – 1952
1952 – 1973
1973 – 1991
1991 – 2000
Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản
1. Giai đoạn từ 1945 đến 1952: Khôi phục kinh tế
* Bối cảnh chung: Sự thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề (gần 3 triệu người chết và mất tích, kinh tế bị tàn phá, 13 triệu người thất nghiệp, đói rét…), bị Mỹ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 - 1952).
* Kinh tế:
SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:
Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn “Dai-bát-xư”.
Cải cách ruộng đất, hạn chế ruộng địa chủ, đem bán cho nông dân.
Dân chủ hóa lao động.
* Chính trị:
Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thi hành các biện pháp:
Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật, xét xử tội phạm chiến tranh.
3/5/1947, ban hành Hiến pháp mới quy định Nhật là nước quân chủ lập hiến nhưng thực tế là chế độ dân chủ đại nghị tư sản.
Nhật cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng Phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự trong nước. Không mang quân đội ra nước ngoài.
* Chính sách đối ngoại:
Liên minh chặt chẽ với Mỹ.
9/1951 ký hiệp ước hòa bình Xan Phranxixco và Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
=> Nhật trở thành đồng minh của Mĩ. Chế độ chiếm đóng của đồng minh chấm dứt.
Theo hiến pháp mới, Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục trên nhiều mặt, năm 1947, ban hành Luật giáo dục.
* Giáo dục:
a) Chính trị
Từ 1955 đến 1993, Đảng Dân chủ tự do (LDP) liên tục cầm quyền, duy trì và bảo vệ chế độ tư bản.
Từ 1960 – 1964, chủ trương xây dựng “Nhà nước phúc lợi chung”, tăng thu nhập quốc dân lên gấp đôi trong 10 năm (1960 - 1970).
Liên minh chặt chẽ với Mỹ, đứng về phía Mỹ trong chiến tranh Việt nam.
1956 bình thường hóa với Liên xô, tham gia Liên Hiệp Quốc.
b) Chính sách đối ngoại:
2. Giai đoạn từ 1952 đến 1973: Phát triển thần kỳ
c) Kinh tế, khoa học kĩ thuật
1952 - 1960: phát triển nhanh.
1960 - 1973 phát triển thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ (tổng sản phẩm quốc dân là 183 tỷ USD).
Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu.
* Kinh tế:
* Khoa học kĩ thuật:
Rất coi trọng giáo dục và khoa học- kỹ thuật, mua bằng phát minh sáng chế.

Phát triển khoa học - công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng (đóng tàu chở dầu 1 triệu tấn, xây đường hầm dưới biển dài 53,8km nối Honsu và Hokaido, cầu đường bộ dài 9,4km…)
Cầu Seto Ohashi dài 7016 mét nối liền đảo
Hôn-xiu và Xi-cô-cư.
Vậy do đâu mà Nhật Bản có thể phát trển nhanh đến như vậy?
Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao.
Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)
Từ 1973, do tác động khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật thường khủng hoảng và suy thoái ngắn.

Từ nửa sau 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.
3. Giai đoạn từ 1973 đến 1991
* Kinh tế:
Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 21/9/1973.
* Đối ngoại:
4. Giai đoạn từ 1991 đến 2000
* Kinh tế: Nhật Bản vẫn là 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (năm 2000, GNP là 4746 tỷ USD, GDP bình quân là  37408 USD).
* Khoa học kĩ thuật:
Phát triển ở trình độ cao.
Năm 1992, phóng 49 vệ tinh nhân tạo, hợp tác với Mỹ, Nga trong các chương trình vũ trụ quốc tế.
* Văn hóa: kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.


Từ 1993 - 2000, tình hình chính trị - xã hội Nhật không ổn định (thiên tai, khủng bố, nạn thất nghiệp…)
1955 - 1993 Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền.
1993 - 2000 Đảng đối lập cầm quyền
* Chính trị:
Nhật Bản sau trận động đất mạnh
7,8 độ Richter vào ngày 12/7/1993
Nhật Bản sau trận động đất mạnh
6,8 độ Richter vào ngày 11/7/1995
Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ.
Tháng 4-1996 Mỹ -Nhật kéo dài vĩnh viễn Hiệp Ước An ninh Mỹ- Nhật.

Coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng đối ngoại trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt với Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
* Đối ngoại:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Trà My
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)