Bài 8. Ngôi kể trong văn tự sự

Chia sẻ bởi TRẦN LƯƠNG KIM ĐỨC | Ngày 21/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Ngôi kể trong văn tự sự thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY CÔ
VÀ CÁC EM HỌC SINH
NGỮ VĂN
TRƯỜNG THCS TÂY SƠN – TÂN BIÊN – TÂY NINH
GV: TRẦN LƯƠNG KIM ĐỨC
KiỂM TRA MiỆNG
1) Lời văn tự sự là những lời nào?
Lời văn tự sự bao gồm lời văn giới thiệu nhân vật và lời văn kể sự việc.
2) Thế nào là lời văn giới thiệu nhân vật?
Lời văn giới thiệu nhân vật tức là lời giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, tình cảm, ý nghĩ,... của nhân vật

3) Lời văn giới thiệu nhân vật có đặc điểm gì?
Lời văn giới thiệu nhân vật thường được kể theo ngôi thứ ba; trong câu văn thường có từ ‘‘là’’, từ ‘‘có’’
Bài 10 – Tieát 31:
NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ
TRONG VĂN TỰ SỰ
I - Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự:
1- Ngôi kể:
-Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
(?) Ngôi kể là gì?
? Có mấy loại ngôi kể? Dấu hiệu nhận biết ?
Ngôi kể thứ nhất: người kể hiện diên, xưng tôi.
b) Ngôi kể thứ ba: người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như "người ta kể".
2- Dấu hiệu nhận biết hai ngôi kể:
Ví dụ 1:
Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng đình thần vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho một cái kim may rồi cầm đưa cho sứ giả, bảo:
- Ông lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
(Trích Em bé thông minh)
_____

Ví dụ 2: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phành phạch vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận
chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
(Tô Hoài - Dế Mèn phiêu lưu ký)

* Lưu ý: người kể cần lựa chọn ngôi kể sao cho thích hợp, người kể xưng tôi không nhất thiết là tác giả.







- Dựa vào người kể giấu mặt và gọi sự vật bằng chính tên gọi của chúng: Vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, họ, em bé,.=> ngôi thứ ba.
(?) Đọan 1 được kể theo ngôi kể nào? Dựa vào dấu hiệu em nhận ra điều đó?
- Ngôi thứ nhất, vì nhân vật Dế Mèn kể về chuyện của mình và tự xưng là tôi.
(?) Đọan 2 được kể theo ngôi kể nào? Dựa vào dấu hiệu em nhận ra điều
đó?
3. Đặc điểm của ngôi kể:
(?) Trong 2 ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do không bị hạn chế ? còn ngôi kể nào chỉ kể được những gì mình biết và trải qua?
- Ngôi kể thứ nhất: có tính chủ quan, người kể có thể trực tiếp kể những gì mình nghe thấy, nhìn thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra tình cảm, suy nghĩ của mình, song hạn chế ở tính khách quan.
- Ngôi thứ 3: có tính khách quan, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
(?) Hãy thử đổi ngôi kể trong đọan 2 thành ngôi kể thứ 3, thay "Tôi" bằng Dế Mèn. Lúc đó em sẽ có một đọan văn như thế nào?
-Bởi Dế Mèn ăn uống điều độ nên nó chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu anh ta đã thành một chàng dế thanh niên.
- Không,vì nếu đổi sẽ phải viết lại hầu như cả đọan văn, phá vỡ cách kể ban đầu và nội dung câu chuyện cũng phải thêm bớt mới phù hợp cách kể.
?) Có thể đổi ngôi kể thứ 3 trong đọan 1 thành ngôi kể thứ nhất (không? Vì sao?
BT áp dụng: Xác định ngôi kể trong các câu:
Câu 1: Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng ven biển. Tôi yêu bờ cát vàng, sóng biển xanh. Tôi yêu con nước hiền hòa buổi sớm bình minh.
Ngôi kể thứ nhất
Câu 2: Năm tháng trôi qua, Mã Lương không ngừng học vẽ.
Ngôi kể thứ ba
Câu 3: Sao hôm nay mình lại không tự kiềm chế được và đã to tiếng với các bạn. Trên đường về nhà, Xuân như ân hận về sự việc mới xảy ra.
Ngôi kể thứ ba và thứ nhất
____________
______
______
II - Luyện tập:
1- Thay đổi ngôi kể: thứ 3
Thay tất cả từ "Tôi" thành Dế Mèn hoặc Mèn.
@ Nhận xét: đọan văn mới nhiều tính khách quan hơn,
chuyện kể như là đã xảy ra.
Bài 1-tr.89: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau đây thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn.
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phành phạch vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
(Tô Hoài - Dế Mèn phiêu lưu ký)

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phành phạch vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
(Tô Hoài - Dế Mèn phiêu lưu ký)
BTập1-tr.89: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau đây thành ngôi thứ ba; nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn.
Bởi Dế Mèn ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên Dế Mèn chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, Dế Mèn đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng Dế Mèn mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, Dế Mèn co cẳng lên, đạp phành phạch vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh Dế Mèn, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi Dế Mèn vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
(Tô Hoài - Dế Mèn phiêu lưu ký)
2- Thay đổi ngôi kể: thứ 1
Thay tất cả từ "Thanh" thành "Tôi".
@ Nhận xét: Ngôi kể "Tôi" tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đọan văn.
3- Truyện "Cây Bút Thần" kể theo ngôi thứ 3 vì không có nhân vật nào xưng "tôi" khi kể.
4-Vì : giữ không khí truyền thuyết, cổ tích và giữ khoảng
cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện.
5 - Khi viết thư cần sử dụng ngôi kể thứ nhất vì đó là những danh từ chỉ người được dùng như đại từ ngôi thứ nhất số ít, để có thể bộc lộ rõ tính chủ quan, chân thực, riêng tư. Nếu sử dụng ngôi thứ 3 thì nội dung thư thiếu sự chân thật đối với người nhận thư.
Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng
khi kể chuyện.
Ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba.
Tổng kết:
? Thế nào là ngôi kể trong văn tự sự?
? Khi kể chuyện, người ta có thể kể theo ngôi thứ
mấy?
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
*Đối với bài học ở tiết học này:






- Học bài, tập kể tóm tắt một số truyện, nắm ý nghĩa truyện. Chú ý:
+ Ngôi kể là gì?
+ Vai trò của ngôi kể.
+ Làm nháp bài tập phần luyện tập.
Làm bài tập phần luyện tập vào vở bài tập.

* D?i v?i b�i h?c ti?t ti?p theo:

Chuẩn bị: "Th? t? k? trong van t? s?": D?c b�i, tr? l?i c�u h?i SGK
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: TRẦN LƯƠNG KIM ĐỨC
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)