Bài 8. l, h. lê, hè

Chia sẻ bởi Trần Thị Thoa | Ngày 06/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. l, h. lê, hè thuộc Học vần 1

Nội dung tài liệu:


Tìm hiểu nhiệm vụ hình thành

phát triển tư duy kĩ thuật, bồi dưỡng
năng lực kĩ thuật cho học sinh
Tư duy kĩ thuật là loại tư duy xuất hiện trong lĩnh vực lao động kĩ thuật nhằm giải quyết những bài toán có tính chất kĩ thuật.
1.Tư duy kĩ thuật:
*Khái niệm:
Tư duy là quá trình nhận thức nhằm phản ánh những thuộc tính, bản chất, những liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Tư duy kĩ thuật là sự phản ánh khái quát các nguyên lí kĩ thuật, thiết bị kĩ thuật dưới dạng sơ đồ, kết cấu mô hình và cả kết cấu kĩ thuật nhằm giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong thực tế.



*Cấu trúc của tư duy kĩ thuật:
Việc xây dựng cấu trúc của tư duy kĩ thuật có ý nghĩa lớn trong việc áp dụng các phương pháp tác động để phát triển nó. Để phát triển tư duy kĩ thuật cho học sinh cần phải tác động vào cả 3 thành phần.
Khái niệm
Hình ảnh
(Trực quan)
Thực hành
(Thao tác)
Tư duy kĩ thuật mà việc giải quyết vấn đề dựa trên các khái niệm kĩ thuật, các mối quan hệ logic và gắn bó với ngôn ngữ, còn được gọi là tư duy trừu tượng.
Tư duy kĩ thuật mà việc giải quyết vấn đề dựa trên hình ảnh trực quan (kể cả biểu tượng), còn được gọi là tư duy trực quan.
Tư duy kĩ thuật mà việc giải quyết vấn đề bằng thao tác vật chất hướng vào giải quyết các tình huống cụ thể, còn được là tư duy thao tác (thực hành).
*Đặc điểm:
Tư duy kĩ thuật mang đầy đủ những đặc điểm chung của tư duy, ngoài ra còn có những đặc điểm riêng:
Tính linh hoạt của tư duy kĩ thuật (thể hiện ở tính thực tiễn, tính kinh tế, tính chức năng).
Thống nhất chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành.
Tác động qua lại giữa khái niệm và hình ảnh.
Tư duy kĩ thuật mang tính chất nghề nghiệp.
Ví dụ: Về tư duy kĩ thuật thông qua bài: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe (Thủ công lớp 2):
Tư duy trừu tượng: học sinh đọc và hiểu các hướng dẫn qua kênh chữ gồm 2 bước trong sách thực hành trang 20:
Bước 1: Gấp, cắt biển báo cấm đỗ xe.
Bước 2: Dán biển báo cấm đỗ xe.
Tư duy trực quan: học sinh quan sát các hình ảnh trực quan: 4 hình trong sách Thực hành trang 20 để hình dung rõ nhất 2 bước trong tư duy trừu tượng.
Tư duy thao tác (thực hành): từ việc hiểu quy trình ở 2 bước trên học sinh thực hành gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe trên giấy và các dụng cụ.
2. Năng lực kĩ thuật và cấu trúc:
*Khái niệm: Năng lực kĩ thuật là sự tương xứng giữa một bên là tổ hợp những thuộc tính tâm lí của con người và bên kia là những yêu cầu của dạng hoạt động kĩ thuật cụ thể đang đặt ra cho người sản xuất.
*Năng lực kĩ thuật bao gồm:
Năng lực nhận thức kĩ thuật.
Năng lực thiết kế kĩ thuật.
Năng lực vận dụng kĩ thuật – trong mối tương quan giữa chúng.
Nhận thức kĩ thuật
Thiết kế kĩ thuật
Vận dụng kĩ thuật
Muốn hình thành và bồi dưỡng năng lực thì phải tác động đồng thời vào cả 3 loại năng lực: nhận thức, thiết kế và vận dụng kĩ thuật. Trong đó, hình thành và phát triển tư duy kĩ thuật là yếu tố có tính chất chủ đạo.
Năng lực kĩ thuật mang tính cá nhân, gắn với một dạng hoạt động kĩ thuật cụ thể. Năng lực kĩ thuật là một dạng năng lực đặc biệt, nó được hình thành dần dần qua hệ thống các hoạt động kĩ thuật trong một lĩnh vực giới hạn
Ví dụ: Mô phỏng về năng lực kĩ thuật trong phạm vi Gấp tên lửa (thủ công lớp 2). Năng lực này được tạo từ 3 khâu:
Lĩnh hội kĩ thuật: Nắm vững quy trình gấp tên lửa:
Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng.
Thiết kế kĩ thuật: Đọc được 6 bức tranh quy trình trong sách Thực hành trang 4-5, hiểu các kí hiệu: mũi tên, đường trục dọc, đường nét đứt; chọn được giấy phù hợp, gấp được theo quy trình…
Vận dụng kĩ thuật: Biết vận dụng kĩ thuật gấp tên lửa sang gấp máy bay phản lực.
3:Những biện pháp cơ bản nhằm phát triển tư duy kĩ thuật cho hoc sinh trong quá trình dạy học kĩ thuật:
Để phát triển tư duy và tưởng tượng kĩ thuật, cần phải cung cấp phương tiện cho học sinh, đó là sự cung cấp ngôn ngữ kĩ thuật.
Sử dụng hợp lý có mục đích với yêu cầu cao các phương tiện trực quan nhằm tạo ra những hình ảnh, biểu tượng ban đầu, làm tư liệu cho tư duy.
Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác học tập của học sinh bằng cách áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại: dạy học nêu vấn đề, dạy học lấy học sinh làm trung tâm… với sự hỗ trợ của các thiết bị kĩ thuật.
Tổ chức tốt quá trình thực hành kĩ thuật để học sinh có điều kiện vận dụng và hoàn thiện kiến thức lí thuyết.
Cấu trúc của bài dạy phù hợp với logic nội dung kĩ thuật và logic của quá trình nhận thức, tuân thủ mối quan hệ có quy luật giữa mục đích- nội dung và phương pháp không chỉ trong toàn bài mà ngay ở từng khâu, từng buổi lên lớp.
Thường xuyên chú ý rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy trong quá trình dạy học: phân tích- tổng hợp, quy nạp- diễn dịch, so sánh….
Nhóm 3: Đặng Thị Thanh Huyền
Trần Thị Trang
Đỗ Thị Ngọc
Nguyễn Thị Trinh
Phạm Thị Huân
Vũ Thị Nga
Đinh Thị Hải Yến
Trần Thị Thoa
Đỗ Thị Lan Anh
Nguyễn Thị Ánh Ngọc
Nguyễn Thị Bích Phương
Nguyễn Thị Anh
Nguyễn Thị Ngà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)