Bài 8. Học thuyết về sự hình thành Trái Đất. Cấu trúc của Trái Đất

Chia sẻ bởi Ngô Văn Bình | Ngày 19/03/2024 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Học thuyết về sự hình thành Trái Đất. Cấu trúc của Trái Đất thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

CHUONG III
C?U TR�C C?A TR�I D?T, thạch quyển

Bài 8: học thuyết về sự hình thành tráI đất. Cấu trúc của tráI đất
i.Học thuyết về sự hình thành tráI đất

+ Giả thuyết của Căng- laplat : Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất được hình thành từ khối khí loãng, nhiệt độ cao ngưng tụ và nguội dần.
+ Học thuyết của Ôt -tô Xmit: Hệ Mặt Trời được hình thành từ 1 đám mây bụi và khí lạnh. Đám mây bụi và khí lạnh chuyển động quay xung quanh mặt trời dần dần ngưng tụ thành các hành tinh.
( Học thuyết này có nhiều ưu điểm lớn và đang được tiếp tục nghiên cứu)
Đọc SGK và cho biết:
Nội dung giả thuyết của Căng- La-plat?
Nội dung học thuyết của Ôt-tô Xmit?
II. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
Em hãy quan sát hình vẽ sau và cho biết Trái Đất có bao nhiêu lớp? Phương pháp xác định cấu trúc của các lớp.
- Phương pháp xác định phổ biến: phương pháp địa chấn.
Cấu trúc Trái Đất bao gồm 3 lớp: Lớp vỏ Trái Đất, Lớp Manti, Nhân Trái Đất
I. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
VỎ TRÁI ĐẤT
QUYỂN MANTI
NHÂN TRÁI ĐẤT
LÁT CẮT THỂ HIỆN CẤU TRÚC TRÁI ĐẤT
Hãy quan sát hình vẽ cùng thảo luận theo 3 nhóm sau:
+ Nhóm 1: Cấu tạo vỏ Trái Đất.
+ Nhóm 2: Lớp Manti
+ Nhóm 3: Nhân Trái Đất.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ1 (NHÓM 1)
- Quan sát hình vẽ, cùng nội dung SGK điền vào sơ đồ sau:
- Thời gian: 5’
1. Vỏ Trái Đất
- Quan sát hình vẽ, cùng nội dung SGK điền vào sơ đồ sau:
- Thời gian: 5’
2. Lớp Manti
PHIẾU HỌC TẬP SỐ1 (NHÓM 2)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ1 (NHÓM 3)
- Quan sát hình vẽ, cùng nội dung SGK điền vào sơ đồ sau:
- Thời gian: 5’
3. Nhân Trái Đất
1. VỎ TRÁI ĐẤT
2. LỚP MANTI
Vỏ Trái Đất + tầng trên quyển Manti (100km): THẠCH QUYỂN
3. NHÂN TRÁI ĐẤT
Bài 9: thuyết kiến tạo mảng. vật liệu cấu tạo tráI đất
I.THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
Hãy quan sát hình sau em có nhân xét gì về vị trí các lục địa? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
Vị trí các lục địa cách đây 200 triệu năm
Vị trí các lục địa ngày nay
VỊ TRÍ CÁC MẢNG Ở CÁC KHOẢNG THỜI GIAN KHÁC NHAU
1/ Thuyết trôi lục địa:
+ Trước đây Trái Đất đã có lúc là 1 lục địa duy nhất sau đó bị vỡ ra và trôi dạt.
+ Cơ sở của thuyết trôi lục địa: Dựa trên sự quan sát hình thái, địa chất, di tích hoá thạch của các lục địa.
Hãy quan sát sơ đồ sau và kể tên các mảng lục địa chính trên thế giới?
SỰ CHUYỂN ĐỘNG VẬT CHẤT TRONG MANTI
I.THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
2/ Thuyết kiến tạo mảng:
+ Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo (mỗi mảng thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương).
+ Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp Manti
+ Nguyên nhân chuyển dịch: do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp Man ti trên. ( Sự phân dị trọng lực)
Quan sát hình vẽ và đoạn video sau cho biết các MKT có những kiểu tiếp xúc nào? kết quả của những sự tiếp xúc đó?
Tiếp xúc tách giãn:
Các mảng dần tách xa nhau về hai phía.
KQ: hình thành các sống núi lửa giữa đại dương.

+ Kết quả các dạng tiếp xúc của mảng kiến tạo:
Sự dịch chuyển của mảng Ấn Độ về phía lục địa Á – Âu và kết quả của sự chuyển dịch: Himalaya – nóc nhà thế giới.
Tiếp xúc dồn ép:
- Hai mảng bị dồn ép (xô húc, hút chìm): hình thành núi cao, vực sâu
+ Kết quả các dạng tiếp xúc của mảng kiến tạo.
DÃY ANDET – NAM MỸ
ĐỈNH EVEREST
ĐOÀN THÁM HIỂM ĐO ĐỘ SÂU VỰC MARIANA
DÃY HYMALAYA
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NÚI LỬA
+ Ranh giới tại nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất, thường có các hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa..
ii. Vật liệu cấu tạo tráI đất
1/ Khoáng vật:
Khái niệm: là những đơn chất hoặc hợp chất hoá học trong thiên nhiên, xuất hiện do kết quả hoạt động của những quá trình lí hoá khác nhau xảy ra trong vỏ TĐ hoặc trên bề mặt TĐ.
Đặc điểm: đa số ở trạng thái rắn,có đặc tính lí-hoá riêng biệt
ii. Vật liệu cấu tạo tráI đất
2/ Đá:
Khái niệm: là tập hợp có quy luật của một hay nhiều loại khoáng vật, chiếm phần chue yếu trong cấu tạo của vỏ TĐ.
Phân loại: Căn cứ nào nguồn gốc chia 3 loại:
+ Đá macma:thành tạo do kết quả nguội lạnh của khối vật chất nống chảy, là hỗn hợp của nhiều chất ở trong lòng TĐ.
+ Đá trầm tích: hình thành trong các miền trũng, do sự lắng tụ và nến chặt các vật liệu vụn nhỏ như sét, cát, sỏi, cuội. và xác sinh vật.
+ Đá biến chất: thành tạo từ đá macma hoặc đá trầm tích bị biến đổi tính chất do tác động của nhiệt, áp suất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)