Bài 8. Học thuyết về sự hình thành Trái Đất. Cấu trúc của Trái Đất

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tấn | Ngày 19/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Học thuyết về sự hình thành Trái Đất. Cấu trúc của Trái Đất thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Trường ĐHSP.TPHCM
Khoa Địa Lí _K29

Phương pháp giảng dạy địa lí lớp10:

Bài 8(SNC)
Gvhd:Nguyễn Thị Kim Liên
Svth:Trần Thị Hương
Lớp :4A
I.HỌC THUYẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT

II.CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
Trái đất được
hình thành như thế nào?
câú trúc trái đất gồm những gì?
I Học thuyết về sự hình thành Trái đất
_Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của Trái đất, có liên quan đến sự hình thành Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời được hình thành không phải do sức mạnh của Thượng Đế mà do những quy luật của bản thân Vũ trụ
Hệ mặt trời được hình thành từ khối khí loãng, nhiệt độ cao ngưng tụ và nguội dần
Giả thuyết Căng_Laplat (thế kỷ XVIII)
Giả thuyết Ôt-tô Xmit( thế kỷ XX)
+Những hành tinh trong hệ Mặt trời được hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh
( hình a).

+Mặt trời sau khi hình thành di chuyển trong dải Ngân hà đi qua đám mây bụi và khí, dần dần ngưng tụ thành các hành tinh (hình b).
Hình 8.1: sự hình thành Hệ Mặt Trời
theo giả thuyết của Ôt-tô-Xmit
II.CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
Hình 8.2:Dựa vào hình minh hoạ em hãy cho biết
trái đất có cấu tạo như thế nào?
1.Lớp vỏ Trái Đất

2.Lớp Manti

3.Nhân Trái Đất
Trái Đất có cấu trúc gồm 3 bộ phận:
1.Lớp vỏ Trái đất:
Tổng quan:
_Cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn,độ dày dao động từ 5 km(ở đại đương) đến 70km (ở lục địa)

_Chiếm khoảng 15% về thể tích và khỏang 1% về trọng lượng của Trái đất.

Vỏ lục địa


Tầng trầm tích: Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
Tầng granit : các lọai đá nhẹ như đá granit,đá có tính chất tương tự như đá granit được hình thành do nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái đất đông đặc lại.
Tầng badan: Các lọai đá nặng hơn như đá badan và các loại đá có tính chất tương tự được hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại.

Đá granit
Đá trầm tích
2.Lớp Manti:
Là lớp nằm dưới vỏ Trái đất cho tới độ sâu 2900km(còn gọi là bao Manti
Chia làm hai tầng chính:
+Tầng trên: từ 15 đến 700km,tầng này quánh dẻo.
+Tầng dưới :từ 700 đến 2900 km, tầng này rắn hơn do càng vào sâu nhiệt độ và áp suất tăng.
Thạch quyển:
Định nghĩa: Lớp vỏ Trái đất và phần trên cùng của lớp Manti( đến độ sâu 100km)

Hoạt động: Di chuyển trên một lớp mềm, quánh dẻo-quyển mềm của bao Manti, như các mảng nổi trên mặt nước.

Quyển mềm của bao Manti là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt đất:động đất, núi lửa…..
Đồng bằng
núi
Động đất
Núi lửa
3.Nhân trái đất
Lớp trong cùng của Trái đất, dày 3470 km

Nhiệt độ và áp suất lớn hơn so với các lớp khác
CỦNG CỐ:

1.Trái Đất có cấu tạo gồm mấy thành phần
a.1
b.2
c.3
d.4
2.Vỏ Trái đất chiếm …về thể tích và …về
trọng lượng của Trái Đất

3.Càng vào sâu bên trong lớp Manti thì càng
quánh dẻo do

a.Nhiệt độ tăng
Áp suất tăng
c. Áp suất tăng
d.Nhiệt độ tăng
b.Nhiệt độ tăng.
Áp suất giảm
4. Nhân trái đất cấu tạo chủ yếu bằng sắt (Fe) và
niken (ni) nên còn đươc gọi là ?
a.Nhân Ni
b.Nhân Fe
c.Nhân kim loại
d.Nhân Nife
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)