Bài 8. Danh từ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huệ | Ngày 21/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Danh từ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Đặc điểm của danh từ:
Ví dụ 1: Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con [... ]
(Em bé thông minh)
? Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy xác định các danh từ trong đoạn văn trên?
2. Nhận xét:
? Các danh từ: vua, thúng gạo, nếp, con trâu, làng biểu thị những gì?
Vua: chỉ người
Thúng gạo, con trâu, nếp: chỉ vật
Làng: chỉ khái niệm
? Qua tìm hiểu, em cho biết ý nghĩa khái quát của danh từ?
Ý nghĩa khái quát: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
? Tìm thêm một vài danh từ chỉ hiện tượng?
Nắng, mưa, gió, bão.

*Xét cụm danh từ:
ba con trâu ấy
Từ chỉ số lượng
Từ chỉ định (chỉ từ)
(DT)
? Ta có thể thay từ “ấy” bằng các từ khác được không?
- Thay “ấy” bằng đó, này, kia, nọ, đây
?Em hãy nhận xét về khả năng kết hợp của danh từ với các từ khác để lập thành cụm danh từ?
- Khả năng kết hợp:
+Từ chỉ số lượng đứng trước
+ Các từ: này, ấy, đó, nọ, kia, đây, đứng sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.


*Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các ví dụ sau:
Lan học rất giỏi.
Nam là học sinh.
Trâu là động vật ăn cỏ.
Chủ ngữ: Lan, Nam: danh từ chỉ người
Trâu: Danh từ chỉ vật
Vị ngữ: Là + học sinh (danh từ)
Là + động vật (danh từ)
?Vậy em cho biết chức năng điển hình của danh từ trong câu là gì?
Điển hình: làm chủ ngữ.
- Khi làm vị ngữ phải có từ “là” đứng trước.

? Qua tìm hiểu các ví dụ, em cho biết danh từ có những đặc điểm gì?
3. Ghi nhớ:




Ý nghĩa khái quát: Danh từ là những từ chỉ người, vật,
hiện tượng, khái niệm,...
Khả năng kết hợp: Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số
lượng ở phía trước,các từ này, ấy, đó, ... ở phía sau và
một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ.
Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
II. Phân loại danh từ:
1. Ví dụ: - Ba con trâu
- Một viên quan
- Ba thúng gạo
- Sáu tạ thóc
?Nghĩa của các danh từ in đậm có gì khác các danh từ đứng sau?
2. Nhận xét:
Con, viên, thúng, tạ: Nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vậtDanh từ chỉ đơn vị.
Trâu, quan, gạo, thóc: Nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệmDanh từ chỉ sự vật.

?Từ nhận xét trên,em cho biết danh từ Tiếng Việt gồm mấy loại lớn?
*Danh từ Tiếng Việt gồm hai loại lớn:
-Danh từ chỉ đơn vị: Nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
-Danh từ chỉ sự vật: Nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm.
sáu tạ thóc

ba con trâu
một viên quan
ba thúng gạo




ba chú trâu
một ông quan
ba rá gạo
sáu cân thóc
?Em hãy thay thế các danh từ chỉ đơn vị sau bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét: Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi?Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi?

*Xét các danh từ chỉ đơn vị:
Thay con bằng chú; thay viên bằng ông: Đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi vì các từ đó không chỉ số đo, số đếm Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ).
Thay thúng bằng rá, tạ bằng cân: Đơn vị tính đếm, đo lường sẽ thay đổi vì đó chính là từ chỉ số đo, số đếm Danh từ chỉ đơn vị quy ước.
? Vậy danh từ chỉ đơn vị gồm mấy nhóm?
Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm:

+Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.
+Danh từ chỉ đơn vị quy ước.
?Vì sao có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy, nhưng không thể nói Nhà có sáu tạ thóc rất nặng?
-Vì danh từ “ thúng” chỉ số lượng ứơc phỏng, không chính xác nên có thể bổ sung thêm các từ về lượng.
- Danh từ “tạ” là danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác, cụ thể rồi, nếu thêm từ nặng hoặc nhẹ vào đều thừa.
? Vậy, danh từ chỉ đơn vị quy ứơc: “thúng,” “rá “, “tạ”, “cân “ gồm mấy lọai nhỏ?
Danh từ chỉ đơn vị quy ước Gồm:
+Danh từ chỉ đơn vị chính xác.
+Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
?Từ tìm hiểu trên, em cho biết danh từ Tiếng Việt được phân loại như thế nào?

3. Ghi nhớ:
Danh từ Tiếng Việt được chia thành 2 loại lớn là: Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm là:
-Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên( loại từ);
-Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là:
+Danh từ chỉ đơn vị chính xác;
+Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
Bài tập nhanh:
Cho nhóm loại từ: ông, anh, gã, thằng, tay, viên và danh từ thư kí. Nối các loại từ với danh từ thư kí để tạo thành các tổ hợp:
Ông
Anh

Thằng
Tay
Viên

Thư kí
?Nhận xét về tác dụng thể hiện thái độ, tình cảm của người nói, viết đối với đối tượng được miêu tả?

Khi nói, viết chú ý chọn các danh từ chỉ đơn vị thích hợp để tạo sắc thái biểu cảm phù hợp.
Ông, anh (thư kí) thái độ tôn trọng
Gã, thằng, tay (thư kí) thái độ thiếu tôn trọng
Luyện tập:
Bài 1: Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật. Đặt câu với một trong các danh từ ấy?
Các danh từ chỉ sự vật: lợn, gà, bàn, ghế, nhà, cửa, ông, bà, cha, mẹ ...
Đặt câu:
Con lợn rất béo.
Đàn gà có bảy con.
Cánh cửa đã bị hỏng.
HOẠT ĐỘNG NHÓM:
Bài 2 (nhóm1+2+3): Liệt kê các loại từ:
a. Chuyên đứng trước các danh từ chỉ người,
VD: Ông, vị, cô,...
b. Chuyên đứng trước các danh từ chỉ đồ vật,
VD: Cái, bức, tấm,...
Bài 3 (nhóm 4+5+6): Liệt kê các danh từ:
a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác,
VD: Mét, lít, ki-lô-gam,...
b. Chỉ đơn vị quy ước ước chừng,
VD: Nắm, mớ, đàn,...

Bài 2:
a.Các loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, bà, ngài, viên, tên, thằng, gã, vị, người, cô, em, anh, chú, bác,...
b.Các loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: cái, bức, tấm, chiếc, quyển, pho, bộ, tờ, hòn, quả, tảng, dải,...
Bài 3:
a. Các danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét, lít, ki-lô-gam, ki-lô-mét, gam, hécta, yến, tạ, tấn,...
b. Các danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: nắm, mớ, đàn, bầy, bó, đoạn, thúng, thùng, cốc, vốc, gang, bát, que, thìa,...
? Điền vào sơ đồ trống sau để phân loại danh từ?
Sơ đồ phân loại danh từ

Danh từ
Danh từ chỉ
đơn vị
Danh từ chỉ
sự vật
Danh từ chỉ
đơn vị tự nhiên
(loại từ)
Danh từ chỉ
đơn vị quy ước
Danh từ chỉ
đơn vị quy ước
ước chừng
Danh từ chỉ
đơn vị quy ước
chính xác
Bài tập bổ sung:
Tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ) có thể kết hợp với mỗi danh từ sau: đá, thuyền, vải?
Hòn
Phiến Chiếc
Mẩu Đá Cái Thuyền
Tảng Con
Viên
Cây
Cuộn
Mảnh Vải
Mẩu
Tấm
Xếp
2. Tìm những danh từ khác nhau có thể kết hợp với mỗi danh từ chỉ đơn vị tự nhiên sau: bức, tờ, dải.
Tường Bạc
Tượng Giấy
Bức Tranh Tờ Báo
Thư Lịch
Ảnh Đơn
Yếm
Đất
Dải Ngân Hà
Lụa
Phù sa
?Qua hai bài tập trên, các em có thể rút ra kết luận gì?
Kết luận: Có thể có nhiều danh từ chỉ đơn vị tự nhiên khác nhau kết hợp với một danh từ, ngược lại một danh từ chỉ đơn vị tự nhiên cũng có thể kết hợp với nhiều danh từ khác nhau.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Học bài, thuộc ghi nhớ về đặc điểm của danh từ, phân lọai danh từ.
Làm bài tập 4, 5 SGK; bài tập 5, 6, 7 SBT
Đọc, soạn bài “Ông lão đánh cá và con cá vàng” (Hướng dẫn đọc thêm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)