Bài 8: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền Dân Chủ Nhân Dân (1945-1946)

Chia sẻ bởi Than Tuan | Ngày 09/05/2019 | 97

Chia sẻ tài liệu: Bài 8: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền Dân Chủ Nhân Dân (1945-1946) thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

BÀI 8
CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN
(1945-1946)








Tình hình nuớc ta sau Cách mạng tháng Tám
1.Chính trị- xã hội
- Phía Bắc : 20 vạn quân Tưởng kéo vào cùng với lực lượng tay sai chống phá cách mạng.
- Phía Nam : quân Anh dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương.
-Tệ nạn xã hội hoành hành, lực lượng phản cách mạng chống phá
2.Kinh tế
- Kinh tế nghèo nàn, bị chiến tranh tàn phá, nạn đói
de dọa.
- Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.

II. Củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng nền móng của chế độ mới
- 6 - 1 - 1946, Bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước.
- 2 - 3 - 1946, Quốc hội bầu ra Chính phủ liên hiêp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
- Khắp các địa phương trong nước tiến hành bầu ra Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp.

III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính
- Chia ruộng đất cho nông dân, tăng gia sản xuất
- Kêu gọi tinh thần "Nhường cơm xẻ áo".
- 8 - 9 -1945, thành lập cơ quan Bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ.�
- Kêu gọi nhân dân xây dựng "Qũi độc lập", "Tuần lễ vàng" để ủng hộ ngân quĩ nhà nước.
- 31 - 1-1946, phát hành tiền giấy Việt Nam.
- 23 - 11 - 1946, lưu hành tiền giấy Việt Nam trong cả nước.


IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược.
- Đêm 22 sáng 23 -9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ.
- Nhân dân Nam Bộ đánh trả quyết liệt.
- Trung ương Đảng và Chính phủ cách mạng phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
V.Đấu tranh chống bọn Tưởng Giới Thạch và bè lũ phản cách mạng.
- Để tránh cùng lúc phải đối phó với hai kẻ thù, ta tạm thời hoà hoãn với Tưởng
- Nhường cho quân Tưởng và tay sai một số quyền lợi về kinh tế, chính trị.
-Nghiêm khắc trừng trị lực lượng tay sai của Tưởng chống phá cách mạng.
VI. Hiệp định sơ bộ (6 -3) và tạm ước Việt -Pháp (14 -9-1946)
+ Để có thời gian chuẩn bị chống Pháp lâu dài, đồng thời gạt quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 6 -3-1946:
- Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
- Chính phủ Việt Nam chấp nhận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng.
- Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để tiến hành đàm phàn chính thức tại Pa - ri.
+ 14- 9- 1946, Hồ Chủ Tịch kí với Pháp Tạm ước nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế - văn hóa ở Việt Nam.
Kiểm tra 45 phút
ĐỀ 1
Câu 1 :Con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (4 điểm).
Câu 2 : Hoàn cảnh lịch sử và nội dung cơ bản của Hiệp ước Hacmăng 1883 (4 điểm).
Câu 3 :Con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (4 điểm).



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Than Tuan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)