Bài 8. Công tác phòng không nhân dân
Chia sẻ bởi Phạm Quyết Thắng |
Ngày 11/05/2019 |
185
Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Công tác phòng không nhân dân thuộc GD QP-AN 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT VĂN CHẤN
GV : Phạm Quyết Thắng
TRƯỜNG THPT VĂN CHẤN
Tổ : Thể Dục - GDQP
GV : Phạm Quyết Thắng
BÀI 8: CÔNG TÁC
PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
Giáo viên : Phạm Quyết Thắng
* Mục đích – yêu cầu :
Hiểu được khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và những nội dung cơ bản của công tác phòng không nhân dân.
Thấy rõ trách nhiệm của công dân đối với công tác phòng không nhân dân.
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
I. Sự hình thành & phát triển của công tác PKND :
1. Khái Niệm Chung Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân :
Qua 1 số hình ảnh đã quan sát Em hiểu thế nào về công tác phòng không ?
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
I. Sự hình thành & phát triển của công tác PKND :
1. Khái Niệm Chung Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân :
Là tổng hợp các biện pháp và hoạt động của quần chúng
nhân dân. Nhằm đối phó với các cuộc tiến công hoả lực
bằng đường không của địch ( máy bay, tên lửa hành trình,
bom đạn công nghệ cao ...)
Phòng không nhân dân do đông đảo quần chúng nhân
dân tiến hành bao gồm : toàn bộ các cấp, các ngành, các
cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội
tham gia, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng & điều hành
của nhà nước
Phòng không nhân dân được tổ chức, chuẩn bị chu đáo,
luyện tập, diễn tập thuần thục trong thời bình & sẵn sàng
chuẩn bị đối phó với chiến tranh có thể bất ngờ xảy ra
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
I. Sự hình thành & phát triển của công tác PKND :
1. Khái Niệm Chung Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân :
Coi các hoạt động sơ tán, phòng tránh khắc phục hậu
quả là chính, Đồng thời phát động toàn dân bắn máy bay
địch, bắt giặc lái.
Nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho nhân dân, bảo
đảm lực lượng chiến đấu, bảo vệ các mục tiêu quan trọng
,giảm thiệt hại, giữ vững sản xuất đời sống, an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội.
1 số hình ảnh chiến đấu bắn máy địch của lực lượng phòng không & dân quân tự vệ
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
I. Sự hình thành & phát triển của công tác PKND :
2. Sự hình thành & phát triển của công tác Phòng Không Nhân Dân :
a.Quá trình hình thành :
Công tác phòng không nhân dân ở Việt Nam hình thành trong thời
kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1964 – 1972).Do thời
kỳ này Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc, đó là cuộc
tiến công bằng hỏa lực, liên tục, dài ngày, bằng bom đạn của máy bay
.Trong cuộc chiến tranh đó hỏa lực chủ yếu là bom đạn của không
quân, mục đích là phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng đồng thời
ngăn chặn sự chi viện cho tiền tuyến Miền Nam
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
I. Sự hình thành & phát triển của công tác PKND :
2. Sự hình thành & phát triển của công tác Phòng Không Nhân Dân :
b.Những chủ trương,biện pháp tiến hành công tác phòng không nhân
dân trong thời kỳ chống Mỹ :
Nhận rõ âm mưu của địch Đảng ta đã tổ chức vận dụng kết hợp cả 2
hình thức:
Chủ động sơ tán phòng tránh, bảo toàn giữ vững lực lượng,phát triển
tiềm lực đất nước
Kiên quyết đánh trả, tiêu diệt lực lượng bằng đường không của địch
Hai hình thức đó quan hệ chặt chẽ thể hiện tính chủ động tích cực
nhằm mục đích đánh thắng chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ.
Bởi nếu chỉ sơ tán phòng tránh mà không tổ chức duy trì, ổn định
phát triển kinh tế, chính trị, xã hội đảm bảo cho chiến tranh thì hoạt
động sơ tán xẽ trở nên bị động,mặt khác nếu không tổ chức đánh trả
thì xẽ không bảo toàn được lực lượng
Cần kết hợp 2 hình thức : “ Chủ động sơ tán – phòng tránh với việc
đánh trả tiêu diệt lực lượng tiến công bằng đường không của địch
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
I. Sự hình thành & phát triển của công tác PKND :
2. Sự hình thành & phát triển của công tác Phòng Không Nhân Dân :
b.Những chủ trương,biện pháp tiến hành công tác phòng không nhân
dân trong thời kỳ chống Mỹ :
Ngày 20/5/1963 Bộ Chính Trị, Ban chấp hành TW Đảng ra chỉ thị
đầu tiên về công tác phòng không trên toàn miền Bắc
Ngày 25/7/1963 Chính phủ ra Nghị định số 112/CP về việc tổ chức
công tác phòng không.
Tháng 01/1964 Bộ Tổng tham mưu QĐND tổ chức hội nghị phòng
không miền Bắc lần thứ nhất.Hội nghị đề ra nhiệm vụ cụ thể như :
đánh địch, sơ tán, phòng tránh & khắc phục hậu quả, đảm bảo giao
thông ...
Ngày 23/12/1964 Chính phủ thành lập Uỷ ban phòng không nhân
dân trung ương do Thủ Tướng Nguyễn Duy Trinh điều hành
... chỉ tính riêng hỏa lực phòng không của lực lượng dân quân, tự vệ
trong giai đoạn từ 1964 – 1972 đã bắn rơi 424 chiếc máy bay các loại
của địch, chiếm 10% số máy bay của địch rơi trên toàn miền bắc
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
I. Sự hình thành & phát triển của công tác PKND :
2. Sự hình thành & phát triển của công tác Phòng Không Nhân Dân :
c.Yêu Cầu - Nhiệm Vụ công tác phòng không nhân dân trong tình
hình mới :
Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra) sẽ là cuộc chiến
tranh xảy ra với vũ khí công nghệ cao.
- Mức độ khốc liệt, tàn phá lớn.
- Chuyển tiếp từ thời bình sang thời chiến nhanh.
Công tác phòng không là một nội dung quan trọng trong xây dựng
nền quốc phòng, là một bộ phận của thế trận chiến tranh nhân dân
trên mặt trận đất đối không, nhằm thực hiện phòng tránh, đánh trả.
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
1. Xu hướng phát triển của tiến công hoả lực :
a. Phát triển về vũ khí trang bị :
- Đa năng, tầm xa, tác chiến điện tử mạnh.
- Tàng hình, hệ thống điều khiển hiện đại.
- Độ chính xác cao, sức công phá mạnh.
b. Phát triển về lực lượng :
- Tinh gọn, đa năng, cơ động, hiệu quả.
- Tính tổng thể cao, Cơ cấu hợp lý, cân đối.
- đảm bảo mỗi thành phần, mỗi đơn vị đều có khả năng khả năng
độc lập tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
1. Xu hướng phát triển của tiến công hoả lực :
Bom bay V1 của Đức
Tên lửa Siêu Thanh AHW
Tên Lửa RS-24
Yars Xuyên Lục Địa của Nga
Máy bay siêu thanh
Yak-130 của Nga
Máy bay tàng hình
B2-Spirit của Hoa Kỳ
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
1. Xu hướng phát triển của tiến công hoả lực :
c. Phát triển về nghệ thuật tác chiến :
Do sự phát triển mạnh mẽ của nền KHKT giờ đây tiến công hỏa lực
bằng đường không đã phát triển mang tính đột phá giờ đây ở các nước
đế quốc chiến tranh hỏa lực bằng đường không đã phát triển thành 1
loại hinh chiến tranh mới đó là chiến tranh bằng tiến công hỏa lực từ
xa.Nó thể hiện thông qua 1 số nguyên nhân sau :
Nó có thể được thực hiện từ xa, ngoài phạm vi biên giới, vùng trời,
cùng biển của 1 quốc gia, không phải trực tiếp, tiếp xúc với các lực
lượng đánh trả nên tránh được thiệt hại về mặt con người
Tiến công hoả lực không phụ thuộc nhiều vào không gian và thời
gian.Có thể tiến hành bất kể ngày hay đêm & vào mọi mục tiêu
Tiến công hoả lực không cần đưa quân đi chiếm đất, nhưng áp đặt
được mục đích chính trị.Đông thời tránh được dư luận quốc tế lên án
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
2. Phương thức phổ biến tiến hành tiến công hoả lực của địch :
a. Tiến công từ xa
Vẫn đảm bảo tiêu diệt được mục tiêu cố định như : khu căn cứ quân sự,
sân bay, nhà ga, nhà máy, xí nghiệp . . .
Tránh được thiệt hại cho mình
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
2. Phương thức phổ biến tiến hành tiến công hoả lực của địch :
b. Đánh đêm bay thấp, sử dụng phương tiện tàng hình, tác chiến điện
tử mạnh, đánh từng đợt lớn kết hợp đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm.
Địch không chỉ tiến công từ xa, mà buộc phải đột nhập vào các khu vực
mục tiêu vi các nguyên nhân sau :
- Tiến công từ xa khó đánh được các mục tiêu nhỏ, di động
1 số mục tiêu địch không nắm chắc thông tin để cài đặt các chương trình
cho tên lửa hành trình
Số lượng tên lửa hành trình có hạn lại không thể đánh được tất cả các
mục tiêu
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
2. Phương thức phổ biến tiến hành tiến công hoả lực của địch :
c. Sử dụng vũ khí chính xác công nghệ cao đánh vào các mục tiêu
trọng yếu :
- Chia đợt và các mục tiêu đánh:
+ Đợt 1 đánh các lực lượng phòng không,
+ Đợt 2 đánh các mục tiêu trọng yếu, cơ quan đầu não.
+ Đợt 3 đánh vào các mục tiêu quân sự
- Thủ đoạn hoạt động:
+ Tổ chức trinh sát nắm chắc các mục tiêu định tiến công và tình hình
để tạo bất ngờ.
+ Sử dụng tổng hợp các loại phương tiện trang bị,
+ Sử dụng hệ thống chỉ huy, tình báo, thông tin hiện đại.
+ Kết hợp tiến công hoả lực với các hoạt động bạo loạn lật đổ, tình báo,
ngoại giao, kinh tế...
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
3. Đặc điểm, yêu cầu công tác phòng không nhân dân :
a. Đặc điểm:
Công tác phòng không nhân dân được tiến hành trong điều kiện địch
sử dụng vũ khí công nghệ cao, có ưu thế vượt trội về phương tiện
trang bị, gây khó khăn cho công tác phòng tránh sơ tán, phân tán
- Công tác phòng không nhân dân được tiến hành trong điều kiện vừa
phải đối phó với địch trên không,địch mặt đất, mặt nước và bọn phản
động gây bạo loạn, gây cháy nổ, phá hoại.
- Công tác phòng không nhân dân được tiến hành trong tình hình đổi
mới của đất nước, song cần lưu ý:
+ Gắn nhiệm vụ phòng không với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc, Bảo vệ chế độ CNXH
+ Hệ thống mục tiêu cần phải tổ chức phòng tránh đa dạng, phù hợp.
- Công tác phòng không nhân dân là 1 bộ phận quan trọng trong thế
trận chiến tranh nhân dân nên phải có sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ
của các lực lượng.
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
3. Đặc điểm, yêu cầu công tác phòng không nhân dân :
b. Yêu cầu công tác phòng không nhân dân:
Công tác PKND tiến hành theo yêu cầu quan trọng nhất trong giai
đoạn hiện nay là : kết hợp chặt chẽ kinh tế xã hội với quốc phòng &
an ninh.Kết hợp nhà nước & nhân dân cùng làm với phương châm :
Toàn dân - toàn diện - tích cực chủ động - kết hợp giữa thời bình và
thời chiến
Công tác PKND yêu cầu lấy “ Phòng & Tránh “ làm chính đồng thời
phải chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để sẵn sàng xử lý mọi tình huống
kết hợp chặt chẽ lực lượng chuyên môn & bán chuyên môn của quần
chúng
Tổ chức liên kết chặt chẽ các lực lượng tham gia công tác phòng
không ( bộ đội chủ lực ; bộ đội địa phương và dân quân tự vệ )
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
4. Nội dung công tác phòng không nhân dân :
Tuyên truyền giáo dục về công tác phòng không nhân
dân :
Nâng cao nhận thức của người dân về nghĩa vụ tham gia
xây dựng công tác PKND
Học tập các kiến thức phòng không phổ thông, sử dụng
các phương tiện vũ khí bộ binh để đánh địch, biết tổ chức
thông báo - báo động, biết khắc phục hậu quả :
cứu thương - cứu sập - cứu hỏa . . .
Huấn luyện kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ -
đội chuyên trách . . .
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
4. Nội dung công tác phòng không nhân dân :
b. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không
nhân dân, quan sát diễn biến các đợt dánh phá của địch,
đánh dấu vị trí bom, đạn chưa nổ :
* Yêu Cầu :
+ Hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, đảm bảo phát
hiện,thông báo tình hình địch kịp thời trong mọi tình huống
+ Triệt để tận dụng các yếu tố địa hình để bố trí các đài
quan sát phòng không
+ Kết hợp chặt chẽ các phương tiện thông tin để thông
báo, báo động phòng không.
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
4. Nội dung công tác phòng không nhân dân :
b.Tổ chức trinh sát,thông báo,báo động phòng không
nhân dân, quan sát diễn biến các đợt dánh phá của
địch, đánh dấu vị trí bom, đạn chưa nổ :
* Nội Dung :
+ Tổ chức các đài quan sát bằng mắt để trinh sát, phát
hiện địch đông thời thông báo cho các lực lượng phòng
không, đánh trả
+ Tổ chức thu thập thông tin tình báo trên không từ chỉ
huy cấp trên, các đơn vị hiệp đồng & các trạm rada ở gần
+ Tổ chức mang thông tin thông báo, báo động trong nhân
dân & định kỳ tổ chức tập luyện
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
4. Nội dung công tác phòng không nhân dân :
c. Tổ chức nguỵ trang, sơ tán, phòng tránh:
- Yêu cầu:
+ Đảm bảo an toàn.
+ Đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống.
+ Không tạo ra mục tiêu mới.
+ Không gây hoang mang, rối loạn ở nơi sơ tán.
+ Phải có kế hoạch từ thời bình và bổ sung, điều chỉnh
kịp thời khi tình hình thay đổi.
- Nội dung:
+ Sơ tán đến khi ổn định mới trở lại: Người, xí nghiệp, cơ quan, nhà
máy...
+ Sơ tán trong tình huống khẩn cấp: Thực hiên với lực lượng phải ở
lại bám trụ để duy trì sản xuất đảm bảo cho nhu cầu quốc phòng và
đời sống nhân dân.
+ Thực hiện phân tán, giãn dân, tài sản ở các trọng điểm đánh phá
- Tổ chức phòng tránh :
+ Cải tạo hệ thống hang động để cất giấu tài sản...
+ Xây dựng các công trình ngầm, hệ thống hầm, hào.
+ Nguỵ trang.
+ Khống chế ánh sáng.
+ Xây dựng công trình bảo vệ.
+ Phòng gian giữ bí mật
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
4. Nội dung công tác phòng không nhân dân :
d. Tổ chức đánh trả và phục vụ chiến đấu :
- Cách đánh:
+ Đánh tập trung: để bảo vệ các trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế
quan trọng.
+ Đánh địch rộng khắp: đánh trên đường bay tiếp cận.
- Lực lượng:
+ Lực lượng phòng không nhân dân nòng cốt.
+ Phát động toàn dân, huy động mọi lực lượng.Trang bị có trong tay
cả : Hiện đại, Chưa hiện đại & thô sơ để đánh địch. Phát động toàn
dân & huy động mọi lực lượng, phương tiện tham gia đánh địch, toàn
dân bắn máy bay,toàn dân bắt giặc lái, tạo thế & lực cho lực lượng
phòng không
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
4. Nội dung công tác phòng không nhân dân :
e. Tổ chức khắc phục hậu quả :
- Yêu cầu:
+ Sử dụng các tổ chức, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ
thuật tại chỗ.
+ Tổ chức chặt chẽ, kết hợp giữa các lực lượng.
+ Tích cực, chủ động, kịp thời.
- Nội dung:
+ Tổ chức cứu thương:Tự cứu, các tuyến cấp cứu.
+ Tổ chức lực lượng cứu sập ở các cấp.
+ Tổ chức cứu hoả; cứu hộ trên sông, biển.
+ Tổ chức khôi phục đảm bảo giao thông, thông tin...
+ Tổ chức lực lượng chôn cất nạn nhân, làm sạch môi trường,
ổn định đời sống xã hội.
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
5. Tổ chức chỉ đạo công tác phòng không nhân dân ở các cấp :
Để thực hiện công tác phòng không nhân dân được hiệu quả, ngày
06/01/2003 Thủ tướng chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo
công tác phòng không nhân dân Trung ương do đồng chí Phó Thủ
Tướng Chính Phủ làm trưởng ban, các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ
cử một đồng chí Thứ trưởng làm ủy viên. Ban chỉ đạo công tác phòng
không Trung ương có cơ quan thường trực đặt tại Bộ Quốc phòng.
Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân địa phương do Phó Chủ
Tịch Ủy Ban Nhân Dân cùng cấp làm trưởng ban. Trưởng các ban,
ngành của địa phương là ủy viên. Hiện nay, hệ thống chỉ đạo công tác
phòng không nhân dân từ Trung ương đến cơ sở đã đi vào hoạt động,
nhiều nơi đã tổ chức diễn tập nhằm cụ thể hóa các nội dung công tác
phòng không nhân dân trong điều kiện mới.
* Củng Cố :
Câu 1 : thế nào là công tác phòng không nhân dân ?
Câu 2 : trình bày sự hình thành & phát triển của công tác phòng không nhân dân trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ?
Câu 3 : nêu đặc điểm – yêu cầu của công tác phòng không nhân dân trong thời kỳ hiện nay ?
Câu 4 : phân tích những nội dung cơ bản của công tác phòng không nhân dân ?
Câu 5 : trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ thực hiện công tác phòng không nhân dân ?
TRƯỜNG THPT VĂN CHẤN
GV : Phạm Quyết Thắng
TRƯỜNG THPT VĂN CHẤN
Tổ : Thể Dục - GDQP
GV : Phạm Quyết Thắng
BÀI 8: CÔNG TÁC
PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
Giáo viên : Phạm Quyết Thắng
* Mục đích – yêu cầu :
Hiểu được khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và những nội dung cơ bản của công tác phòng không nhân dân.
Thấy rõ trách nhiệm của công dân đối với công tác phòng không nhân dân.
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
I. Sự hình thành & phát triển của công tác PKND :
1. Khái Niệm Chung Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân :
Qua 1 số hình ảnh đã quan sát Em hiểu thế nào về công tác phòng không ?
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
I. Sự hình thành & phát triển của công tác PKND :
1. Khái Niệm Chung Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân :
Là tổng hợp các biện pháp và hoạt động của quần chúng
nhân dân. Nhằm đối phó với các cuộc tiến công hoả lực
bằng đường không của địch ( máy bay, tên lửa hành trình,
bom đạn công nghệ cao ...)
Phòng không nhân dân do đông đảo quần chúng nhân
dân tiến hành bao gồm : toàn bộ các cấp, các ngành, các
cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội
tham gia, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng & điều hành
của nhà nước
Phòng không nhân dân được tổ chức, chuẩn bị chu đáo,
luyện tập, diễn tập thuần thục trong thời bình & sẵn sàng
chuẩn bị đối phó với chiến tranh có thể bất ngờ xảy ra
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
I. Sự hình thành & phát triển của công tác PKND :
1. Khái Niệm Chung Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân :
Coi các hoạt động sơ tán, phòng tránh khắc phục hậu
quả là chính, Đồng thời phát động toàn dân bắn máy bay
địch, bắt giặc lái.
Nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho nhân dân, bảo
đảm lực lượng chiến đấu, bảo vệ các mục tiêu quan trọng
,giảm thiệt hại, giữ vững sản xuất đời sống, an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội.
1 số hình ảnh chiến đấu bắn máy địch của lực lượng phòng không & dân quân tự vệ
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
I. Sự hình thành & phát triển của công tác PKND :
2. Sự hình thành & phát triển của công tác Phòng Không Nhân Dân :
a.Quá trình hình thành :
Công tác phòng không nhân dân ở Việt Nam hình thành trong thời
kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1964 – 1972).Do thời
kỳ này Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc, đó là cuộc
tiến công bằng hỏa lực, liên tục, dài ngày, bằng bom đạn của máy bay
.Trong cuộc chiến tranh đó hỏa lực chủ yếu là bom đạn của không
quân, mục đích là phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng đồng thời
ngăn chặn sự chi viện cho tiền tuyến Miền Nam
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
I. Sự hình thành & phát triển của công tác PKND :
2. Sự hình thành & phát triển của công tác Phòng Không Nhân Dân :
b.Những chủ trương,biện pháp tiến hành công tác phòng không nhân
dân trong thời kỳ chống Mỹ :
Nhận rõ âm mưu của địch Đảng ta đã tổ chức vận dụng kết hợp cả 2
hình thức:
Chủ động sơ tán phòng tránh, bảo toàn giữ vững lực lượng,phát triển
tiềm lực đất nước
Kiên quyết đánh trả, tiêu diệt lực lượng bằng đường không của địch
Hai hình thức đó quan hệ chặt chẽ thể hiện tính chủ động tích cực
nhằm mục đích đánh thắng chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ.
Bởi nếu chỉ sơ tán phòng tránh mà không tổ chức duy trì, ổn định
phát triển kinh tế, chính trị, xã hội đảm bảo cho chiến tranh thì hoạt
động sơ tán xẽ trở nên bị động,mặt khác nếu không tổ chức đánh trả
thì xẽ không bảo toàn được lực lượng
Cần kết hợp 2 hình thức : “ Chủ động sơ tán – phòng tránh với việc
đánh trả tiêu diệt lực lượng tiến công bằng đường không của địch
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
I. Sự hình thành & phát triển của công tác PKND :
2. Sự hình thành & phát triển của công tác Phòng Không Nhân Dân :
b.Những chủ trương,biện pháp tiến hành công tác phòng không nhân
dân trong thời kỳ chống Mỹ :
Ngày 20/5/1963 Bộ Chính Trị, Ban chấp hành TW Đảng ra chỉ thị
đầu tiên về công tác phòng không trên toàn miền Bắc
Ngày 25/7/1963 Chính phủ ra Nghị định số 112/CP về việc tổ chức
công tác phòng không.
Tháng 01/1964 Bộ Tổng tham mưu QĐND tổ chức hội nghị phòng
không miền Bắc lần thứ nhất.Hội nghị đề ra nhiệm vụ cụ thể như :
đánh địch, sơ tán, phòng tránh & khắc phục hậu quả, đảm bảo giao
thông ...
Ngày 23/12/1964 Chính phủ thành lập Uỷ ban phòng không nhân
dân trung ương do Thủ Tướng Nguyễn Duy Trinh điều hành
... chỉ tính riêng hỏa lực phòng không của lực lượng dân quân, tự vệ
trong giai đoạn từ 1964 – 1972 đã bắn rơi 424 chiếc máy bay các loại
của địch, chiếm 10% số máy bay của địch rơi trên toàn miền bắc
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
I. Sự hình thành & phát triển của công tác PKND :
2. Sự hình thành & phát triển của công tác Phòng Không Nhân Dân :
c.Yêu Cầu - Nhiệm Vụ công tác phòng không nhân dân trong tình
hình mới :
Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra) sẽ là cuộc chiến
tranh xảy ra với vũ khí công nghệ cao.
- Mức độ khốc liệt, tàn phá lớn.
- Chuyển tiếp từ thời bình sang thời chiến nhanh.
Công tác phòng không là một nội dung quan trọng trong xây dựng
nền quốc phòng, là một bộ phận của thế trận chiến tranh nhân dân
trên mặt trận đất đối không, nhằm thực hiện phòng tránh, đánh trả.
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
1. Xu hướng phát triển của tiến công hoả lực :
a. Phát triển về vũ khí trang bị :
- Đa năng, tầm xa, tác chiến điện tử mạnh.
- Tàng hình, hệ thống điều khiển hiện đại.
- Độ chính xác cao, sức công phá mạnh.
b. Phát triển về lực lượng :
- Tinh gọn, đa năng, cơ động, hiệu quả.
- Tính tổng thể cao, Cơ cấu hợp lý, cân đối.
- đảm bảo mỗi thành phần, mỗi đơn vị đều có khả năng khả năng
độc lập tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
1. Xu hướng phát triển của tiến công hoả lực :
Bom bay V1 của Đức
Tên lửa Siêu Thanh AHW
Tên Lửa RS-24
Yars Xuyên Lục Địa của Nga
Máy bay siêu thanh
Yak-130 của Nga
Máy bay tàng hình
B2-Spirit của Hoa Kỳ
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
1. Xu hướng phát triển của tiến công hoả lực :
c. Phát triển về nghệ thuật tác chiến :
Do sự phát triển mạnh mẽ của nền KHKT giờ đây tiến công hỏa lực
bằng đường không đã phát triển mang tính đột phá giờ đây ở các nước
đế quốc chiến tranh hỏa lực bằng đường không đã phát triển thành 1
loại hinh chiến tranh mới đó là chiến tranh bằng tiến công hỏa lực từ
xa.Nó thể hiện thông qua 1 số nguyên nhân sau :
Nó có thể được thực hiện từ xa, ngoài phạm vi biên giới, vùng trời,
cùng biển của 1 quốc gia, không phải trực tiếp, tiếp xúc với các lực
lượng đánh trả nên tránh được thiệt hại về mặt con người
Tiến công hoả lực không phụ thuộc nhiều vào không gian và thời
gian.Có thể tiến hành bất kể ngày hay đêm & vào mọi mục tiêu
Tiến công hoả lực không cần đưa quân đi chiếm đất, nhưng áp đặt
được mục đích chính trị.Đông thời tránh được dư luận quốc tế lên án
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
2. Phương thức phổ biến tiến hành tiến công hoả lực của địch :
a. Tiến công từ xa
Vẫn đảm bảo tiêu diệt được mục tiêu cố định như : khu căn cứ quân sự,
sân bay, nhà ga, nhà máy, xí nghiệp . . .
Tránh được thiệt hại cho mình
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
2. Phương thức phổ biến tiến hành tiến công hoả lực của địch :
b. Đánh đêm bay thấp, sử dụng phương tiện tàng hình, tác chiến điện
tử mạnh, đánh từng đợt lớn kết hợp đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm.
Địch không chỉ tiến công từ xa, mà buộc phải đột nhập vào các khu vực
mục tiêu vi các nguyên nhân sau :
- Tiến công từ xa khó đánh được các mục tiêu nhỏ, di động
1 số mục tiêu địch không nắm chắc thông tin để cài đặt các chương trình
cho tên lửa hành trình
Số lượng tên lửa hành trình có hạn lại không thể đánh được tất cả các
mục tiêu
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
2. Phương thức phổ biến tiến hành tiến công hoả lực của địch :
c. Sử dụng vũ khí chính xác công nghệ cao đánh vào các mục tiêu
trọng yếu :
- Chia đợt và các mục tiêu đánh:
+ Đợt 1 đánh các lực lượng phòng không,
+ Đợt 2 đánh các mục tiêu trọng yếu, cơ quan đầu não.
+ Đợt 3 đánh vào các mục tiêu quân sự
- Thủ đoạn hoạt động:
+ Tổ chức trinh sát nắm chắc các mục tiêu định tiến công và tình hình
để tạo bất ngờ.
+ Sử dụng tổng hợp các loại phương tiện trang bị,
+ Sử dụng hệ thống chỉ huy, tình báo, thông tin hiện đại.
+ Kết hợp tiến công hoả lực với các hoạt động bạo loạn lật đổ, tình báo,
ngoại giao, kinh tế...
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
3. Đặc điểm, yêu cầu công tác phòng không nhân dân :
a. Đặc điểm:
Công tác phòng không nhân dân được tiến hành trong điều kiện địch
sử dụng vũ khí công nghệ cao, có ưu thế vượt trội về phương tiện
trang bị, gây khó khăn cho công tác phòng tránh sơ tán, phân tán
- Công tác phòng không nhân dân được tiến hành trong điều kiện vừa
phải đối phó với địch trên không,địch mặt đất, mặt nước và bọn phản
động gây bạo loạn, gây cháy nổ, phá hoại.
- Công tác phòng không nhân dân được tiến hành trong tình hình đổi
mới của đất nước, song cần lưu ý:
+ Gắn nhiệm vụ phòng không với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc, Bảo vệ chế độ CNXH
+ Hệ thống mục tiêu cần phải tổ chức phòng tránh đa dạng, phù hợp.
- Công tác phòng không nhân dân là 1 bộ phận quan trọng trong thế
trận chiến tranh nhân dân nên phải có sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ
của các lực lượng.
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
3. Đặc điểm, yêu cầu công tác phòng không nhân dân :
b. Yêu cầu công tác phòng không nhân dân:
Công tác PKND tiến hành theo yêu cầu quan trọng nhất trong giai
đoạn hiện nay là : kết hợp chặt chẽ kinh tế xã hội với quốc phòng &
an ninh.Kết hợp nhà nước & nhân dân cùng làm với phương châm :
Toàn dân - toàn diện - tích cực chủ động - kết hợp giữa thời bình và
thời chiến
Công tác PKND yêu cầu lấy “ Phòng & Tránh “ làm chính đồng thời
phải chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để sẵn sàng xử lý mọi tình huống
kết hợp chặt chẽ lực lượng chuyên môn & bán chuyên môn của quần
chúng
Tổ chức liên kết chặt chẽ các lực lượng tham gia công tác phòng
không ( bộ đội chủ lực ; bộ đội địa phương và dân quân tự vệ )
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
4. Nội dung công tác phòng không nhân dân :
Tuyên truyền giáo dục về công tác phòng không nhân
dân :
Nâng cao nhận thức của người dân về nghĩa vụ tham gia
xây dựng công tác PKND
Học tập các kiến thức phòng không phổ thông, sử dụng
các phương tiện vũ khí bộ binh để đánh địch, biết tổ chức
thông báo - báo động, biết khắc phục hậu quả :
cứu thương - cứu sập - cứu hỏa . . .
Huấn luyện kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ -
đội chuyên trách . . .
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
4. Nội dung công tác phòng không nhân dân :
b. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không
nhân dân, quan sát diễn biến các đợt dánh phá của địch,
đánh dấu vị trí bom, đạn chưa nổ :
* Yêu Cầu :
+ Hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, đảm bảo phát
hiện,thông báo tình hình địch kịp thời trong mọi tình huống
+ Triệt để tận dụng các yếu tố địa hình để bố trí các đài
quan sát phòng không
+ Kết hợp chặt chẽ các phương tiện thông tin để thông
báo, báo động phòng không.
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
4. Nội dung công tác phòng không nhân dân :
b.Tổ chức trinh sát,thông báo,báo động phòng không
nhân dân, quan sát diễn biến các đợt dánh phá của
địch, đánh dấu vị trí bom, đạn chưa nổ :
* Nội Dung :
+ Tổ chức các đài quan sát bằng mắt để trinh sát, phát
hiện địch đông thời thông báo cho các lực lượng phòng
không, đánh trả
+ Tổ chức thu thập thông tin tình báo trên không từ chỉ
huy cấp trên, các đơn vị hiệp đồng & các trạm rada ở gần
+ Tổ chức mang thông tin thông báo, báo động trong nhân
dân & định kỳ tổ chức tập luyện
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
4. Nội dung công tác phòng không nhân dân :
c. Tổ chức nguỵ trang, sơ tán, phòng tránh:
- Yêu cầu:
+ Đảm bảo an toàn.
+ Đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống.
+ Không tạo ra mục tiêu mới.
+ Không gây hoang mang, rối loạn ở nơi sơ tán.
+ Phải có kế hoạch từ thời bình và bổ sung, điều chỉnh
kịp thời khi tình hình thay đổi.
- Nội dung:
+ Sơ tán đến khi ổn định mới trở lại: Người, xí nghiệp, cơ quan, nhà
máy...
+ Sơ tán trong tình huống khẩn cấp: Thực hiên với lực lượng phải ở
lại bám trụ để duy trì sản xuất đảm bảo cho nhu cầu quốc phòng và
đời sống nhân dân.
+ Thực hiện phân tán, giãn dân, tài sản ở các trọng điểm đánh phá
- Tổ chức phòng tránh :
+ Cải tạo hệ thống hang động để cất giấu tài sản...
+ Xây dựng các công trình ngầm, hệ thống hầm, hào.
+ Nguỵ trang.
+ Khống chế ánh sáng.
+ Xây dựng công trình bảo vệ.
+ Phòng gian giữ bí mật
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
4. Nội dung công tác phòng không nhân dân :
d. Tổ chức đánh trả và phục vụ chiến đấu :
- Cách đánh:
+ Đánh tập trung: để bảo vệ các trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế
quan trọng.
+ Đánh địch rộng khắp: đánh trên đường bay tiếp cận.
- Lực lượng:
+ Lực lượng phòng không nhân dân nòng cốt.
+ Phát động toàn dân, huy động mọi lực lượng.Trang bị có trong tay
cả : Hiện đại, Chưa hiện đại & thô sơ để đánh địch. Phát động toàn
dân & huy động mọi lực lượng, phương tiện tham gia đánh địch, toàn
dân bắn máy bay,toàn dân bắt giặc lái, tạo thế & lực cho lực lượng
phòng không
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
4. Nội dung công tác phòng không nhân dân :
e. Tổ chức khắc phục hậu quả :
- Yêu cầu:
+ Sử dụng các tổ chức, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ
thuật tại chỗ.
+ Tổ chức chặt chẽ, kết hợp giữa các lực lượng.
+ Tích cực, chủ động, kịp thời.
- Nội dung:
+ Tổ chức cứu thương:Tự cứu, các tuyến cấp cứu.
+ Tổ chức lực lượng cứu sập ở các cấp.
+ Tổ chức cứu hoả; cứu hộ trên sông, biển.
+ Tổ chức khôi phục đảm bảo giao thông, thông tin...
+ Tổ chức lực lượng chôn cất nạn nhân, làm sạch môi trường,
ổn định đời sống xã hội.
Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân
II. Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Phòng Không Nhân Dân Trong Thời Kỳ Mới :
5. Tổ chức chỉ đạo công tác phòng không nhân dân ở các cấp :
Để thực hiện công tác phòng không nhân dân được hiệu quả, ngày
06/01/2003 Thủ tướng chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo
công tác phòng không nhân dân Trung ương do đồng chí Phó Thủ
Tướng Chính Phủ làm trưởng ban, các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ
cử một đồng chí Thứ trưởng làm ủy viên. Ban chỉ đạo công tác phòng
không Trung ương có cơ quan thường trực đặt tại Bộ Quốc phòng.
Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân địa phương do Phó Chủ
Tịch Ủy Ban Nhân Dân cùng cấp làm trưởng ban. Trưởng các ban,
ngành của địa phương là ủy viên. Hiện nay, hệ thống chỉ đạo công tác
phòng không nhân dân từ Trung ương đến cơ sở đã đi vào hoạt động,
nhiều nơi đã tổ chức diễn tập nhằm cụ thể hóa các nội dung công tác
phòng không nhân dân trong điều kiện mới.
* Củng Cố :
Câu 1 : thế nào là công tác phòng không nhân dân ?
Câu 2 : trình bày sự hình thành & phát triển của công tác phòng không nhân dân trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ?
Câu 3 : nêu đặc điểm – yêu cầu của công tác phòng không nhân dân trong thời kỳ hiện nay ?
Câu 4 : phân tích những nội dung cơ bản của công tác phòng không nhân dân ?
Câu 5 : trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ thực hiện công tác phòng không nhân dân ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Quyết Thắng
Dung lượng: |
Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)