Bài 8. Chủ nghĩa xã hội

Chia sẻ bởi Trần Thị Liên | Ngày 11/05/2019 | 137

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Chủ nghĩa xã hội thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

Bài 8: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
(2 tiết)
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Trình bày khái niệm thành phần kinh tế và căn cứ để xác định thành phần kinh tế ở nước ta.
Câu 2:Thành phần kinh tế nhà nước khác với thành phần kinh tế tư bản nhà nước về:
Hình thức sở hữu.
Quan hệ quản lí.
Quan hệ phân phối.
Tất cả các phương án trên.
Hãy chọn phương án mà em cho là đúng nhất
1. Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
CNXH là giai đoạn đầu của xã hội CSCN
Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam

2. Quá độ đi lên CNXH ở nước ta.
Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam
Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta.
Nội dung bài học
CNXH và những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam
a) CNXH là giai đoạn đầu của xã hội CSCN

Lịch sử phát triển xã hội loài người đã và đang trải qua những chế độ xã hội nào?
Lịch sử xã hội loài người cho đến nay đã và đang trải qua 5 chế độ xã hội khác nhau, từ xã hội có trình độ thấp lên xã hội có trình độ phát triển cao hơn và tiến bộ hơn.
CSNT
PK
TBCN
CHNL
CSCN
Quá trình phát triển của xã hội loài người
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi đó là sự phát triển kinh tế. Trong đó, sự phát triển của lực lực luợng sản xuất là yếu tố quyết định nhất.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi chế độ này bằng chế độ xã hội khác tiến bộ hơn?
CXNT
Công cụ sx là đồ đá
CHNL
Công cụ sx đồ sắt
CNTB cộng cụ sx máy
móc (tư hữu TLSX)
CSCN công cụ SX máy
móc( công hữu TLSX)
Xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển qua mấy giai đoạn?
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, XHCSCN phát triển qua 2 giai đoạn cơ bản từ thấp lên cao.
XH CSCN
Giai đoạn đầu (giai đoạn thấp) của XHCSCN là CNXH
Giai đoạn sau (giai đoạn cao) của XHCSCN là CNCS
Kết luận:
Như vậy, XHCSCN có quá trình phát triển lâu dài qua 2 giai đoạn cơ bản, trong đó, CNXH là giai đoạn đầu của XHCSCN.

Hiện nay Việt Nam đang ở vào giai đoạn nào của XHCSCN?

Hiện nay Việt Nam đang ở vào giai đoạn đầu của XHCSCN – giai đoạn CNXH
?
1. CNXH và những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam
b) Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam
Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam,Đảng ta xác định chủ nghĩa xã hội ở nước ta có những đặc trưng sau:


- Là một xã hội dân giàu, nước mạnh,
công bằng, dân chủ, văn minh;
- Do nhân dân làm chủ
Bầu cử Quốc hội
Phát triển kinh tế
Vui chơi giải trí
Trưng cầu ý dân
Phát triển LLSX, đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân về vật chất và tinh thần.
- Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại
và QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX;
- Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc
Kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới làm đẹp thêm văn hoá Việt Nam.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện
Thực hiện ngày càng đầy đủ các quyền dân chủ, quyền tự do cơ bản của nhân dân, mọi người đều phát triển toàn diện…
Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, tập hợp mọi lực lượng xã hội phấn đấu vì mục tiêu chung: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;
Đại hội đại
biểu các DT
Vận động
đồng bào
chấp hành PL
Đảng và Nhà nước đề ra hiến pháp, các văn bản pháp luật nhằm ổn định trật tự an toàn xã hội.
Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản;
Theo dõi bầu
cử quốc hội
Họp quốc hội
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với
nhân dân các nước trên thế giới.
Kết thúc chuyến thăm Trung Quóc
của Chủ Tịch nước Nguyễn
Tấn Dũng
Việt Nam tổ chức thành công
hội nghị Apec lần thứ 14(2006)
2. Quá độ lên CNXH ở nước ta
a) Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam
Theo chủ nghĩa Mác-lênin thì có mấy hình thức quá độ lên CNXH?
Có hai hình
thức quá độ
Trực tiếp từ CNTB lên CNXH
Gián tiếp từ XH tiền TB lên CNXH bỏ
qua giai đoạn phát triển chế độ TBCN
Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức quá độ nào? Vì sao?
Ngay sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Bởi vì:
Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới thực sự độc lập
Đi lên CNXH mới xóa bỏ được áp bức bóc lột.
Đi lên CNXH mới có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, mọi người mới có điều kiện phát triển toàn diện.
Thực tiễn xây dựng CNXH, đặc biệt là mấy chục năm đổi mới do Đảng ta lãnh đạo đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ những điều đó
Bị áp bức
Cuộc sống thiếu thốn
Hàng hóa dồi dào
Ai cũng được học hành
Em hiểu thế nào về quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN?
Con đường đi lên cả nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN tức là:
Bỏ qua chế độ TBCN tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT TBCN.
Đồng thời biết tiếp thu và kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCBN, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Tại sao nói nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một tất yếu khách quan?
Sự lựa chọn con đường đúng đắn
Phù hợp với điều kiện lịch sử.
Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Phù hợp với xu thế của thời đại.
Thời kì quá độ lên CNXH có những đặc điểm gì?
Nước ta quá độ lên CNXH từ một nước lạc hậu và kém phát triển về kinh tế, bỏ qua chế độ TBCN. Do vậy đặc điểm nổi bật và bao trùm của thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta là sự tồn tại đan xen lẫn nhau giữa những yếu tố xã hội mới và những tàn dư của xã hội cũ.
2. Quá độ lên CNXH ở nước ta
b) Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta
Mê tín
dị đoan
Xây dựng
nếp sống
văn hóa
Trên lĩnh vực kinh tế
Trên lĩnh vực xã hội.
Trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa .
Trên lĩnh vực chính trị
b) Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta
Biểu hiện
Trên lĩnh vực chính trị:
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội được tăng cường.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố và hoàn thiện để trở thành Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Trên lĩnh vực kinh tế:
Theo em, nền kinh tế ở nước ta hiện nay có đặc điểm gì?
LLSX phát triển trình độ thấp. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát triển theo định hướng XHCN kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo)
Trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa có còn tồn tại những tư tưởng văn hóa lạc hậu không? Cho VD.

Tồn tại nhiều khuynh hướng tư tưởng, văn hóa tinh thần khác nhau. Bên cạnh những yếu tố văn hóa XHCN, vẫn còn tồn tại những tàn dư tư tưởng và văn hóa của xã hội cũ.
VD: Những hủ tục, mê tín dị đoan.
Trọng nam khinh nữ
Phong kiến gia trưởng.
Trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa:
Còn tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau, trong đó giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng là hạt nhân đoàn kết các giai cấp tầng lớp khác.
Trên lĩnh vực xã hội:
Còn sự chênh lệch về đời sống nhân dân giữa các vùng miền của đất nước…
Trên lĩnh vực xã hội:
Thành phố
Nông thôn
Kết luận
TKQĐ lên CNXH, xét trên mọi phương diện, còn tồn tại nhiều yếu tố khác nhau, đối lập nhau, thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.Cùng với những bước tiến trong quá trình xây dựng CNXH, các thành phần, nhân tố mang tính chất XHCN sẽ ngày càng phát triển và vươn lên vị trí chi phối trên mọi lĩnh vực để đảm bảo cho sự thắng lợi của CNXH.
Câu 1:
Có người nói: CNXH hay CNTB thì có khác gì nhau đâu; đó chẳng qua chỉ là qui ước về tên gọi của xã hội sau để so sánh với xã hội trước mà thôi, không có gì đặc biệt.
Em có đồng ý với ý kiến trên không?Tại sao?
Bài tập củng cố
Câu 2
Hiện nay, vẫn còn nhiều người cho rằng trong thời kì quá độ đi lên CNXH ở nước ta phải kiên quyết loại bỏ ngay các yếu tố của xã hội cũ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, tư tưởng và văn hóa, xã hội) thì mới có thể nhanh chóng xây dựng thành công CNXH được
Em có suy nghĩ gì về ý kiến đó
Em hiểu thế nào là đấu tranh giữa cái cũ và cái mới ở nước ta hiện nay?
Bài tập củng cố
Câu 3:
Hai giai đoạn của xã hội CSCN khác nhau chỗ nào?
Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Cách thức phân phối sản phẩm
Sự phát triển của trình độ dân trí.
Sự phát triển của năng suất lao động
Bài tập củng cố
Câu 4:
Nước ta đi lên CNXH là
Xuất phát từ ý muốn chủ quan của Đảng và Nhà nước ta.
Tính tất yếu khách quan.
Do tình hình thế giới tác động.
Do mơ ước của nhân dân ta.
Bài tập củng cố
Các em về nhà làm các bài tập SGK
Đọc và xem trước bài mới bài 9 “Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Dặn dò
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)