Bài 8 CD 12

Chia sẻ bởi Trần Quốc Đạt | Ngày 26/04/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: Bài 8 CD 12 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Bài 8
PHáP LUậT VớI Sự PHáT TRIểN CủA CÔNG DÂN
(2 tiết )
I. MụC TIÊU BàI HọC:
1.Về kiến thức:
# Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản và ý nghĩa về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
# Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2.Về ki năng:
# Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.
3.Về thái độ:
# Có ý thức thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của mình; tôn trọng các quyền đó của người khác
II. NộI DUNG :
1. Trọng tâm:
# Khái niệm, nội dung quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
# ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
# Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2. Một số kiến thức cần lưu ý :
( Về quyền học tập của công dân
# Điều 95, Hiến pháp 1992 quy định , học tập là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Phạm vi nội dung bài học này chỉ đề cập đến quyền học tập mà không cần tìm hiểu nghĩa vụ học tập của công dân.
Cần nắm vững : Tại sao học tập lại được coi là một quyền cơ bản của công dân ? Vì, cũng như các quyền cơ bản khác của công dân , quyền học tập trước tiên được quy định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp không quy định cụ thể quyền này mà chỉ quy định một cách chung nhất , ở dạng nguyên tắc . Nội dung quyền học tập được quy định cụ thể trong Luật Giáo dục , Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học và trong các văn bản quy phạm khác (văn bản dưới luật) của Chính phủ , của Bộ Giáo dục và đào tạo.
# Trong bài đề cập đến nội dung quyền học tập của công dân , có nghĩa là : công dân có quyền học tập ở mọi bậc học , cấp học mà không bị hạn chế ; công dân có thể theo học ở bất cứ ngành , nghề nào cho phù hợp với mình ; công dân có thể học thường xuyên , suốt đời bằng các hình thức khác nhau, ở các loại hình trường lớp khác nhau ; mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập . Tuy nhiên :
Không nên hiểu quyền học tập của công theo nghĩa chung chung, theo nghĩa tự do tuyệt đối, mà phải hiểu là công dân có quyền học tập theo quy định của pháp luật. Ví dụ, muốn học ở một trường đại học nào đó thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định : về độ tuổi , về đạo đức, về kiến thức (phải qua thi tuyển và đủ điểm theo quy định đối với từng trường , từng ngành học), v.v…
Vấn đề quan trọng cần nhấn mạnh là mọi công dân đều được đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)