Bài 8. Cây bút thần

Chia sẻ bởi Trần Phương Mai | Ngày 21/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Cây bút thần thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Tiết 31: Cây bút thần
( Truyện cổ tích Trung Quốc)
I. Tìm hiểu chung:
1.Đọc- Tóm tắt:
2. Giải nghĩa từ khó:
3. Bố cục:

Hỏi: Hãy sắp xếp các sự việc trong truyện cho đúng trật tự?
Thứ tự sự việc: 3, 4, 1, 5, 2, 6
3. Bố cục: 5 phần
-Đoạn 1: Từ đầu ? lấy làm lạ: Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần.
- Đoạn 2: Tiếp ? em vẽ cho thùng: Mã Lương vẽ cho nhưng người nghèo khổ
- Đoạn 3: Tiếp theo ? phóng như bay: Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ.
- Đoạn 4: Tiếp theo? lớp sóng hung dữ: mã Lương dùng bút thần chống lại tên vua hung ác, tham lam.
- Đoạn 5: Phần còn lại: Những truyền tụng về Mã lương và cây bút thần.
II. Phân tích :
1. Giới thiệu về nhân vật Mã Lương.
Thông minh, thích học vẽ-có tài năng kỳ lạ.
-Nguyên nhân thực tế: đó là sự say mê cần cù chăm chỉ- sự thông minh và năng khiếu vẽ có sẵn.


?Hai nguyên nhân này có quan hệ chặt chẽ với nhau
-Nguyên nhân thần kỳ:Mã Lương được thần cho cây bút thần bằng Vàng để vẽ được vật có khả năng như thật


II. Phân tích:
2. Mã Lương sử dụng cây bút thần:
a. Mã Lương dùng cây bút thần vẽ giúp người nghèo.
- VÏ cµy, cuèc, thïng, ®Ìn…
-> Mã Lương vẽ công cụ và phương tiện cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt và lao động của nhân dân.

-> Thể hiện tấm lòng nhân hậu giúp đỡ những người cùng khổ.
-> Dùng tài năng để phục vụ người lao động.

=> Nghệ thuật chân chính để phục vụ cuộc sống con người.
b. Mã Lương dùng cây bút thần để trừng trị tên địa chủ và tên vua độc ác.
* Với tên địa chủ:
Địa chủ
- Bắt vẽ theo ý muốn


- Nhốt vào chuồng ngựa


- Sai người đến bắt

- Sai người đuổi theo

- Sai đầy tớ giết Mã Lương
Mã Lương

- Không vẽ
- Vẽ lò bánh

- Vẽ thang

- Vẽ ngựa

- Vẽ cung tên, mũi tên
=> Mã Lương dùng bút thần bảo vệ cuộc sống của mình và trừng trị kẻ ác.
-> Kết cục: Tên địa chủ bị trừng trị.
-> Chi tiết tưởng tượng, phong phú, giàu tính sáng tạo.
* Với tên vua
Vua
- Bắt vẽ rồng, phượng.
Cướp bút thần:
+ Vẽ núi vàng- > núi đá
+ Vẽ thỏi vàng- > con mãng xà
- Vẽ biển.
- Vẽ cá.
- Vẽ thuyền.
- Cho gió to thêm.
Mã Lương
- Vẽ cóc ghẻ, gà trụi lông.
Bị nhốt vào ngục
-> Được thả
- Vẽ biển mênh mông xanh biếc.
- Vẽ cá đủ màu sắc.
- Vẽ một chiếc thuyền buồm lớn.
- Vẽ gió -> gió mạnh -> bỉên động -> sóng dữ dội.

* Kết quả: Vua và các quan đại thần bị chôn vùi dưới lớp sóng hung dữ.


-> Chi tiết, sự việc được sắp xếp theo cấp độ tăng dần


-> Nhân vật được trải qua tình huống thử thách, từ thấp đến cao, ngày càng khó khăn, phức tạp -> bộc lộ phẩm chất của nhân vật: Thông minh, dũng cảm, mưu trí, chủ động diệt kẻ thực hiện công lý của nhân dân.


-> Nghệ thuật chân chính không khuất phục trước cường quyền bạo lực, không phục vụ cái ác, cái xấu.

-> Quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác.
III. Tổng kết, ghi nhớ:
1. Nghệ thuật:
- Sự việc được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp
- Xây dựng tình huống hấp dẫn, bất ngờ.
- Kết thúc mở -> gợi những liên tưởng sáng tạo cho người đọc.
2. Nội dung:
- Ước mơ về khả năng kỳ diệu mà con người có thể vươn tới.
- Nghệ thuật chân chính phải phục vụ cuộc sống con người, bảo vệ cái thiện và diệt trừ cái ác.
- Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo
*/ Ghi nhớ ( SGK- T85).
IV. Luyện tập
Câu 1: Trong truyện " Cây bút thần", hình ảnh cây bút thần và những khả năng kỳ diệu của nó có ý nghĩa như thế nào?
A. Là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương.
B. Có những khả năng kỳ diệu, chỉ trong tay Mã Lương nó mới tạo ra những nhân vật như mong muốn.
C. Thể hiện công lý của nhân dân, ước mơ về khả năng kỳ diệu của con người.
Bài 1: Chọn phương án đúng cho những câu hỏi sau:
D. Cả A, B, C.
A. Nhân vật có tài năng kỳ lạ.
B. Sự giàu có, sung sướng.
C. Khả năng kỳ diệu của con người.
D. Tiêu diệt kẻ ác.
Câu 2: Truyện " Cây bút thần" thể hiện ước mơ của nhân dân về?
A
B
Thạch Sanh
Sọ Dừa
Nhân vật có tài năng kỳ lạ
Nhân vật dũng sỹ
Mã Lương
Nhân vật tài năng
Nhân vật xấu xí
Em bé thông minh
Bài 2: Nối cột A với cột B.
" Cây bút thần phản ánh xung đột giai cấp trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Đó cũng chính là cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt trong chế độ xã hội phong kiến ở Việt Nam và các quốc gia khác".

Bài 3: Chọn phương án Đ ( đúng) hoặc S ( sai) cho nhận định sau:
Đoạn cuối tryuyện " Cây bút thần" có viết: " Sau khi vua chết, câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần được truyền tụng khắp nước. Nhưng không ai biết sau đó Mã Lương đi đâu...".
Nhìn vào bức tranh, em hãy tưởng tượng kể tiếp câu chuyện về Mã Lương?
Bài 4:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Phương Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)