Bai 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nguyệt | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: bai 8 thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

Sếchxpia
Hăm let
1 Đề tài và tư tưởng
* Nhan đề: đầy đủ là “bi kịch Hămlét”
* Cốt truyện : phỏng theo câu truyện cổ Đan Mạch.
* Nội dung chính chuyện cổ Đan Mạch : gần giống hệt Hămlét nhưng chu đề thì lại không giống. Đây chỉ là sự trả thù đẫm máu mang tính chất gia đình chứ không có tính bi kịch.
* Chủ đề Hămlét của Sếchxpia đã đạt đến tầm bi kịch của XH khi ông đưa vào cốt truyện những người phu đào huyệt và cái chết của Ôphêlia.
+ Hămlét hội tụ đủ mọi tố chất của một con người phục hưng.
+ Hămlét còn là một đạo diễn tài ba một trí thức am hiểu sâu sắc nhiều phương diên cuộc sống.
- Sếchxpia trao cho chàng 2 nhiệm vụ :
+ Báo thù cho cha.
+ Xây dựng thời đại.
- Đặc điểm của bi kịch là sự biểu hiện cực kì rõ ràng những mâu thuẫn đối kháng nhưng kết thúc của chúng lại rất mơ hồ.
- Sếchxpia cho biết quan niệm của mình về kịch “nếu anh soạn kịch và anh diễn viên không giở đấm giở đá ra với nhau thi vở kịch ấy chẳng đáng một xu”
- Tác phẩm nghệ thuật phải được viết bằng “lời văn giản gị mà điêu luyện, cách viết phải chân thực vừa thanh tao vừa êm ái, đẹp mộc mạc chứ không hào nhoáng. Còn nếu không tuân thủ nguyên tăc trên mà cứ cương lên ầm ĩ như số đông đào kép các thường làm thì để thơ ta cho mõ làng rao nghe còn thích hơn”
 Chính vì thế nên sức mạnh nghệ thuật, củangười làm nghệ thuật là thực sự vô song.
2. Độc thoại
- Độc thoại giữ vai trò hết sức quan trọng trong Hămlet. Đây là những điểm kết tinh tư tưởng và ý đồ nghệ thuật sâu sắc của tác giả.
- Tâm lí của Hămlét có phần thể hiện qua các đối thoại nhưng những đấu tranh nội tâm thực sự thì lại được thể hiện qua độc thoại.
=> Đây là sự cách tân độc đáo của Sếchxpia.

- Độc thoại của Hămlét đa số là ngắn gọn chúng đảm bảo 3 chức năng chính :
+ Phô bày con người thực của Hămlét.
+ Đưa ra kết luận theo kiểu triết lí về các tình huống Hămlet vừa trải qua.
+ Định hướng hành động của Hămlét tiếp theo.


- Khi bị xúc phạm danh dự thì chỉ cần mọt việc như cái rơm, cái rác cũng ra tay. “ ta chỉ có thể chịu đựng được nỗi cha ta bị sát hại. mẹ bị ô nhục, trí lí ta, máu ta sôi sục mà đành để mọi việc ngủ lãng đi sao? Ta hổ thẹn thấy hai vạn sinh linh sắp lao vào chỗ chết chỉ vì một ảo tưởng, một trò đùa của danh vọng, dẫn thân xuống nấm mồ như đi vào giường ngủ. Chiến đấu chỉ vì một mảnh đất quá nhỏ bé chẳng cần mang một số đông quân sĩ như thế để xâm chiếm nơi chẳng đủ mồ đắp điếm cho những kể trận vong.
=>Nỗi khao khát dẹp bằng mọi thứ kệch kỡm phi nhân tính ở Hălét
4. Nhân vật
- Thế giới nhân vật của Hămlét thật phong phú: từ người lao động đến vua quan, người điên, người tỉnh, hồn ma, linh mục, già, trẻ, đàn ông, đàn bà….
- Thế giới nhân vật được chia làm 2 loại: xấu và tốt
- Thế giới nhân vật được định danh là kiểu con người có ý thức. Dẫu tốt hay xấu họ đèu hiểu rõ XH phục hưng ngày càng phát triển và càng bộc lộ rõ nhiều điểm bất cập. Biện pháp chế ngự nóđối với họ quả thật là khó.
dấu sao con người Hălét tận sâu thẳm vẫn giữ được chút ít gì đó nhân phẩm.
- trước khi xảy ra bi kịch Hămlét lã người:
+ Một biểu tượng cao đẹp của con người phục hưng.
+ Là hoàng tử nhưng Hămlét vẫn say mê học tập.
+ Tâm hồn tràn đầy tinh thần lạc quan.
+ Hành động như thần tiên, trí tuệ ngang tài thượng đế.
_ Sau bi kịch biết rõ nguyên nhân cha chết:
+ Chàng nhiếc móc cuộc đời.
+ Từ niềm tin chuyển sang hoài nghi.
+ Trả thù và lập lại XH.
+ Giấc mơ về XH phục hưng trog sáng đã đổ vỡ.
- Khi chàng đơn độc đương đầu với những kẻ độc ác:
+ Hămlét dũng mãnh, một trang dũng sĩ đầy cơ mưu.
+ Hămlét là con người trí tuệ.
- Bên cạnh phẩm chất trên chàng còn là người thuỷ chung trong tình yêu. Chàng yêu Ôphêlia tha thiết.
Chàng là sự kết tinh của nhiều qưn niệm khác nhau về con người : vừa tỉnh táo vừa điên dại. Vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối, vừa hành động vừa do dư.
4. Hămlét và đặc tính bi – hài của kịch Sếchxpia
- Aríttốt chia kịch thành bi kịch và hài kịch. Nhưng không một vở kịch nào của Sếchxpia có thể phân chia thành bi kịch và hài kịch.
- Yếu tố hài trong Hămlét thường gắn với yếu tố bi. Nhìn ở góc độ này là bi nhưng ở góc độ khác lại là hài.
+ Cái bi thể hiện qua việc những giá trị truyền thống, những giá trị của thời phục hưng- lại không phù hợp với hiện tại nữa.
+ Cái bi ở đây là sự hiện diện bất thường, trái đạo lí lại được cả đám triều thần tán đồng.
- Hămlét là vở bi - hài kịch tiêu biểu của Sếchxpia. Cái bi - hài toát lên ở chỗ nhân vật mang dục vọng thật lớn lao nhưng kết quả lại không như ý muốn. còn cái xấu,cái ác kệch kỡm… phải bị tuyệt diệt thì lại nhởn nhơ lên mặt giáo huấn cái tốt đẹp nhân văn.
- Cái hài về bản chất là xuất hiện để dùng tiếng cười tống tiễn cái xấu,già cỗi, lỗi thời…Nhưng ở Hămlét cái hài lại được dùng để khóc cho sự suy tàn của lí tưởng nhân văn phục hưng.
=>Hămlét không hề chống lại xu hướng của thời đại, sự hình thành tư bản mà chỉ chống lại mặt trái,mặt xấu xa của nó mà thôi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nguyệt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)