Bài 7. Tin học và xã hội

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Quỳnh | Ngày 29/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Tin học và xã hội thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG PTDTNT THCS TƯƠNG DƯƠNG
CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ
GV: PHẠM NGỌC QUỲNH
Môn: Tin học 9
Lớp 9C
Tiết 23:
Bài 6: Tin học và xã hội (T2)
Bài cũ
Em hiểu thế nào là xã hội tin học hóa?
Thế giới đã trải qua mấy cuộc cách mạng công nghiệp?
TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (t2)
Tiết 23 - Bài 6:
3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
*Lần thứ 1: Sự ra đời của đầu máy hơi nước, sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.
*Lần thứ 2: Máy phát điện ra đời, ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.
*Lần thứ 3: Sự ra đời của máy tính điện tử, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
*Lần thứ 4: Sự phát triển của Tin học và mạng máy tính, kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học (công nghiệp thế hệ 4.0).
3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (t2)
Tiết 23 - Bài 6:
Nhóm 1+3+5: Điều gì làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội và nền kinh tế toàn cầu?
Nhóm 2+4+6: Đặc trưng (xu hướng) của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
Thảo luận nhóm
3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (t2)
Tiết 23 - Bài 6:
 Sự phát triển của tin học đặc biệt là công nghệ số với phần cứng máy tính, phần mềm máy tính các hệ thống mạng và Internet đã làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội và nền kinh tế toàn cầu.
 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với xu hướng rõ nét của cuộc cách mạng công nghiệp là sự kết hợp giữa thế giới ảo và các thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS).
Vạn vật kết nối internet
4. Con người trong xã hội tin học hóa:
TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (t2)
Tiết 23 - Bài 6:
Em hãy cho biết không gian điện tử là gì?
 Không gian điện tử là khoảng không gian chủ yếu của nền kinh tế tri thức.
Đặc điểm nổi bật của xã hội tin học hóa? Cho ví dụ minh họa
 Nhờ có không gian điện tử mà sự lưu chuyển các loại hàng hóa cơ bản của nền kinh tế tri thức như dòng vốn, thông tin, tri thức có thể diễn ra trong toàn cầu. Đây chính là đặc điểm nổi bật của xã hội tin học hóa.
 VD: em có thể mua sắm trên mạng Internet với nhiều lựa chọn mà không cần đến tận nơi.
TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (t2)
Tiết 23 - Bài 6:
4. Con người trong xã hội tin học hóa:
Em hãy nêu các mặt trái của xã hội tin học hóa?
 Mặt trái của xã hội tin học hóa: Mải mê với các trò chơi cờ bạc, cá độ bóng đá, chơi điện tử trên mạng, mất thời giờ trên mạng xã hội Facebook, lấy cắp sửa đổi thông tin nhằm mục đích xấu, xuyên tạc sự thật chống phá nhà nước, phim ảnh đồi trụy, mê tín dị đoan...
Mặt trái của xã hội tin học hóa
TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (t2)
Tiết 23 - Bài 6:
4. Con người trong xã hội tin học hóa:
Các nhóm: mỗi người chúng ta cần phải làm gì khi tham gia vào không gian điện tử chung
?
Thảo luận nhóm
TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (t2)
Tiết 23 - Bài 6:
4. Con người trong xã hội tin học hóa:
 Mỗi người chúng ta cần:
- Có ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên mang thông tin, tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội trong đó có cá nhân mình.
- Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng.
- Xây dựng phong cách sống khoa học, có tổ chức, đạo đức, văn hóa ứng xử, ý thức tuân thủ pháp luật là yêu cầu tất yếu của mỗi cá nhân tham gia vào không gian điện tử chung.
- Phải ý thức được không phải mọi thông tin trên Internet đều đúng, chính xác, cần cảnh giác với hiện tượng lừa đảo, xuyên tạc sự thật.
Câu 1: Đặc trưng của cuộc cách cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?
A. Máy phát điện;
B. Công nghệ số;
C. Hệ thống mạng và Internet;
D. Cả B và C
CỦNG CỐ
Câu 2: IoT có nghĩa là gì?
A. Internet of Things;
B. Internet of trial;
C. Internet of System;
D. Cả A, B và C đều đúng.
CỦNG CỐ
Các em về xem lại bài và làm bài tập
-Về nhà tìm hiểu thêm những sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động sản xuất ứng dụng tin học.
DẶN DÒ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)