Bài 7. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Chia sẻ bởi Thu Hà | Ngày 26/04/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

Tiết thứ : 12 Ngày soạn: 5/11/2014 Dạy các lớp: 10B1,2,3,4,5,6,7,8
BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC (TIẾT 1)

I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hiểu rõ thế nào là nhận thức?
2. Kĩ năng:
- Giải thích được mọi sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu thực tế và vận dụng những điều đã học vào thực tế phù hợp lứa tuổi, đời sống xã hội và bản thân.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
Thảo luận lớp + Thảo luận nhóm + Trình bày 1 phút.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: SGK, SGV, các tài liệu khác.
- Học sinh: SGK, vở.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/Kiểm tra bài cũ:
2/Bài mới: Qua bài học này em rút ra cho mình bài học gi?
Con người từ trước tới nay luôn luôn mong muốn mở rộng tầm hiểu biết của mình, khám phá những quy luật của tự nhiên và xã hội cũng như bản thân mình. Để làm được việc đó, con đường đúng đắn nhất phải xuất phát từ thực tiễn. Hay nói cách khác con người phải xuất phát từ thực tiễn mới có khả năng nhận thức đúng đắn bản chất các sự vật, hiện tượng.Vậy thực tiễn là gì? Có vai trò như thế nào đối với nhận thức, thì hôm nay chúng ta sẽ đến với tiết 1 của bài 7: Thực Tiễn Vai Trò Của Thực Tiễn Đối Với Nhận Thức.
Hoạt động 1: Thế nào là nhận thức?
Nhận thức cảm tính
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản

 Để biến đổi sự vật, cải tạo thế giới khách quan con người phải hiểu biết sự vật, hiện tượng đó. Chính vì thế chúng ta cần có tri thức về thế giới, mà tri thức thì không có sẵn trong con người. Muốn có nó con người cần tiến hành hoạt động nhận thức.
Và để trả lời cho câu hỏi thế nào là nhận thức? Thì cho tới nay đã có những quan điểm khác nhau.
* Đó là những quan điểm nào?
- Học sinh trả lời xong, thì GV tóm lại các quan điểm bằng bảng bên.







Và trong các quan điểm trên GV cần nhấn mạnh quan điểm đúng đắn của triết học duy vật biện chứng (có thể gạch chân những cụm từ quan trọng). Là nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
Chúng ta đi tìm hiểu giai đoạn thứ nhất của nhận thức

- Ở phần này GV chia lớp làm hai đội và được tính bằng điểm + hoặc -
+ Đội 1: Cho đội 2 quan sát quả cam (HS chuẩn bị) và rút ra nhận xét?
+ Đội 2: Cho đội 1 quan sát hạt muối (HS chuẩn bị) và rút ra nhận xét?
- GV: Nhờ đâu mà chúng ta biết được những đặc điểm trên?
- Sau đó 2 nhóm cử đại diện lên trình bày, GV ghi những ý kiến của các nhóm lên bảng và khái quát lại bằng bảng trên:
- GV: nhận thức cảm tính là gi?




Quả cam
 Hạt muối ăn

-Nhìn thấy quả cam màu vàng
-Hình tròn
-Muối có màu trắng
- Dạng tinh thể

-Mùi thơm
-Không mùi

-Có vị ngọt.
-Có vị mặn

- GV chuyển ý:
Nhưng nếu chúng ta chỉ dừng lại ở giai đoạn thứ nhất của quá trình nhận thức thì chưa thể hiểu biết một cách đầy đủ và đúng đắn về sự vật và hiện tượng. Mà phải đến với một giai đoạn tiếp theo, cao hơn đó là giai đoạn nhận thức lí tính.





1. Thế nào là nhận thức?



- Những quan điểm về nhận thức.
Quan điểm
Nhận thức

Triết học duy tâm
Nhận thức là do bẩm sinh hoặc thần linh mách bảo mà có.

Triết học duy vật trước Mác
Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về sự vật, hiện tượng.

Triết học duy vật biện chứng
Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, là quá trình nhận thức cái tất yếu và diễn ra phức tạp. gồm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.







* Nhận thức cảm tính:

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thu Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)