Bài 7. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Chia sẻ bởi Lương Văn Luyến |
Ngày 26/04/2019 |
157
Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức thuộc Giáo dục công dân 10
Nội dung tài liệu:
Tiết chương trình 14
Bài 7
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
(tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh:
1. Về kiến thức
Biết được nhận thức là gì, hiểu khái niệm thực tiễn.
2. Về kỹ năng
Phân biệt được sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, giữa 3 hình thức hoạt động thực tiễn. Giải thích được mọi sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.
3. Về thái độ
Có ý thức tìm hiểu thực tế và khắc phục tình trạng chỉ học lý thuyết mà không thực hành, luôn vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống.
- Những năng lực có thể hướng tới: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sáng tạo.
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học
Phương pháp: trực quan, thảo luận cặp đôi (trao đổi ngắn trong nhóm nhỏ hai người), động não, đàm thoại.
III. Phương tiện dạy học
- Máy vi tính, đèn chiếu (projector).
- Tranh ảnh, dụng cụ trực quan có liên quan đến nội dung bài học.
IV. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới, xác định nhiệm vụ bài học mới.
Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: quan sát các hình ảnh sau:
- HS trả lời cá nhân: Dựa vào các hình ảnh trên, hãy đoán tên chủ đề của bài học mới hôm nay.
- HS: Trả lời.
- GV kết nối với tựa chủ đề của bài mới.
- GV: Bài học gồm có những nội dung cơ bản nào?
- HS: Nêu tên 3 đề mục trong sách giáo khoa.
- GV: Nội dung cần tìm hiểu ở tiết 1 gồm mục 1 và 2: Biết được nhận thức bắt nguồn từ đâu. Quá trình nhận thức gồm mấy giai đoạn. Nhận thức là gì? Hiểu được khái niệm thực tiễn và những hình thức cơ bản của nó.
=> Sản phẩm mong đợi: HS nêu được tên bài học mới, những nội dung cơ bản của bài học. Năng lực dự kiến sẽ hình thành cho học sinh: khám phá kiến thức.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1. Tìm hiểu nhận thức là gì?
Mục tiêu: học sinh biết được nhận thức là sự hiểu biết của con người về thế giới khách quan; hiểu được nhận thức bao gồm hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Phương thức tổ chức hoạt động:
- Học sinh thảo luận cặp đôi (1 phút): Xem hình ảnh và trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh:
+ Câu hỏi: Nhận thức bắt nguồn từ đâu?
- HS trả lời (2 cặp đôi).
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Quá trình nhận thức gồm mấy giai đoạn?
- GV: Cho học sinh quan sát thực tế quả chanh còn nguyên vẹn và những miếng chanh đã cắt ra sẵn (giáo viên cho học sinh cả lớp xem hình ảnh quả chanh và miếng chanh trên màn chiếu và cho một học sinh cụ thể xem quả chanh và miếng chanh thực tế):
- GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi đàm thoại (vấn đáp):
+ Quả chanh mà em đang tiếp xúc có những đặc điểm gì? Nhờ đâu em biết được như vậy?
+ Theo em, tri thức này thuộc giai đoạn nhận thức nào?
+ Nhận thức cảm tính là gì?
- GV chốt lại.
- GV giải thích một số khái niệm nhỏ:
+ Cảm tính là giai đoạn nhận thức bằng các giác quan như: thị giác (mắt), thính giác (tai), vị giác (lưỡi), khứu giác (mũi), xúc giác (da – tay, chân…). Ngoài ra, còn có một giác quan nữa liên quan đến tâm linh và suy nghĩ mà người ta hay gọi là giác quan thứ sáu hay trực giác (là một quá trình cho chúng ta khả năng hiểu biết được sự việc một cách trực tiếp mà không cần lý luận phân tích…). Nhận thức cảm tính có 3 trình độ: cảm giác, tri giác, biểu tượng – hình ảnh của sự vật được giữ lại và tái hiện trong trí nhớ).
+ Trực quan sinh động: quan sát sự vật, hiện tượng phong phú, đa dạng một cách trực tiếp bằng các giác quan
Bài 7
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
(tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh:
1. Về kiến thức
Biết được nhận thức là gì, hiểu khái niệm thực tiễn.
2. Về kỹ năng
Phân biệt được sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, giữa 3 hình thức hoạt động thực tiễn. Giải thích được mọi sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.
3. Về thái độ
Có ý thức tìm hiểu thực tế và khắc phục tình trạng chỉ học lý thuyết mà không thực hành, luôn vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống.
- Những năng lực có thể hướng tới: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sáng tạo.
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học
Phương pháp: trực quan, thảo luận cặp đôi (trao đổi ngắn trong nhóm nhỏ hai người), động não, đàm thoại.
III. Phương tiện dạy học
- Máy vi tính, đèn chiếu (projector).
- Tranh ảnh, dụng cụ trực quan có liên quan đến nội dung bài học.
IV. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới, xác định nhiệm vụ bài học mới.
Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: quan sát các hình ảnh sau:
- HS trả lời cá nhân: Dựa vào các hình ảnh trên, hãy đoán tên chủ đề của bài học mới hôm nay.
- HS: Trả lời.
- GV kết nối với tựa chủ đề của bài mới.
- GV: Bài học gồm có những nội dung cơ bản nào?
- HS: Nêu tên 3 đề mục trong sách giáo khoa.
- GV: Nội dung cần tìm hiểu ở tiết 1 gồm mục 1 và 2: Biết được nhận thức bắt nguồn từ đâu. Quá trình nhận thức gồm mấy giai đoạn. Nhận thức là gì? Hiểu được khái niệm thực tiễn và những hình thức cơ bản của nó.
=> Sản phẩm mong đợi: HS nêu được tên bài học mới, những nội dung cơ bản của bài học. Năng lực dự kiến sẽ hình thành cho học sinh: khám phá kiến thức.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1. Tìm hiểu nhận thức là gì?
Mục tiêu: học sinh biết được nhận thức là sự hiểu biết của con người về thế giới khách quan; hiểu được nhận thức bao gồm hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Phương thức tổ chức hoạt động:
- Học sinh thảo luận cặp đôi (1 phút): Xem hình ảnh và trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh:
+ Câu hỏi: Nhận thức bắt nguồn từ đâu?
- HS trả lời (2 cặp đôi).
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Quá trình nhận thức gồm mấy giai đoạn?
- GV: Cho học sinh quan sát thực tế quả chanh còn nguyên vẹn và những miếng chanh đã cắt ra sẵn (giáo viên cho học sinh cả lớp xem hình ảnh quả chanh và miếng chanh trên màn chiếu và cho một học sinh cụ thể xem quả chanh và miếng chanh thực tế):
- GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi đàm thoại (vấn đáp):
+ Quả chanh mà em đang tiếp xúc có những đặc điểm gì? Nhờ đâu em biết được như vậy?
+ Theo em, tri thức này thuộc giai đoạn nhận thức nào?
+ Nhận thức cảm tính là gì?
- GV chốt lại.
- GV giải thích một số khái niệm nhỏ:
+ Cảm tính là giai đoạn nhận thức bằng các giác quan như: thị giác (mắt), thính giác (tai), vị giác (lưỡi), khứu giác (mũi), xúc giác (da – tay, chân…). Ngoài ra, còn có một giác quan nữa liên quan đến tâm linh và suy nghĩ mà người ta hay gọi là giác quan thứ sáu hay trực giác (là một quá trình cho chúng ta khả năng hiểu biết được sự việc một cách trực tiếp mà không cần lý luận phân tích…). Nhận thức cảm tính có 3 trình độ: cảm giác, tri giác, biểu tượng – hình ảnh của sự vật được giữ lại và tái hiện trong trí nhớ).
+ Trực quan sinh động: quan sát sự vật, hiện tượng phong phú, đa dạng một cách trực tiếp bằng các giác quan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lương Văn Luyến
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)