Bài 7. Tế bào nhân sơ

Chia sẻ bởi Tạ Thiệp | Ngày 10/05/2019 | 81

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Tế bào nhân sơ thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Chương II. Cấu trúc của tế bào.
Tiết 13: Tế bào nhân sơ
I. Khái quát về tế bào.
- Hãy nêu những đặc điểm về tế bào?
Chương II. Cấu trúc của tế bào.
Tiết 13: Tế bào nhân sơ
I. Khái quát về tế bào.
Lịch sử nghiên cứu tế bào
- Robert Hooke (1635 - 1703) người Anh, lần đầu tiên mô tả tÕ bµo năm 1665 và Hooke dùng thuật ngữ tế bào (cellula có nghĩa là phòng, buồng nhỏ)
- Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu kính hiển vi.
- Vài năm sau Antoni Van Leeuwenhoek (1632 - 1723) ngu?i H� Lan đã quan sát được các tế bào sống lần đầu tiên.
2. Thuyết cấu tạo tế bào
- Nhà thực vật học Matthias Jakob Schleiden (1838) và nhà động vật học Theodor Schwann (1839) đã hệ thống hóa c¸c quan điểm kh¸c nhau thành thuyết tế bào: Tất cả các sinh vật do một hay nhiều tế bào tạo thành, nói một cách khác, Tế bào là đơn vị cấu tạo sống cơ bản của tất cả sinh vật
- Tế bào do tế bào có trước sinh ra.
3. Hình dạng, kích thước và cấu trúc tế bào
Hình dạng tế bào rất đa dạng, có thể là hình trứng, hình tròn, hình đa giác,.
Kích thước của tế bào cũng vô cùng đa dạng, từ kích thước hiển vi đến kích thước rất lớn.
Tất cả các sinh vật đều có cấu tạo tế bào gồm 3 phần:
+ Màng tế bào (màng sinh chất): Bảo vệ, vận động, trạo đổi chất,.
+ Tế bào chất: Là dung dịch keo lỏng bên trong chứa các bào quan, các chất hữu cơ và vô cơ; là môi trường cho các hoạt động sinh lí, sinh hoá của tế bào.
+ Nhân hoặc vùng nhân: Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào và là nơi lưu trữ thông tin di truyền.
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi
- Hãy quan sát và cho biết đặc điểm của tế bào nhân sơ?
* Nêu cấu tạo của vách tế bào vi khuẩn Gram dương và Gram âm?
Chú thích:
Outer membrane: Màng ngoài
Periplasmic space: Chu chất
Plasma membrane: Màng sinh chất
* Thành tế bào có chứa peptiđôglican giúp cho tế bào vi khuẩn có hình dạng ổn định.
Chú thích:
Outer membrane: Màng ngoài
Periplasmic space: Chu chất
Plasma membrane: Màng sinh chất
- Dựa vào cấu tạo của thành tế bào người ta chia ra thành vi khuẩn Gram âm (có màng ngoài, peptiđôglican, chu chất và màng sinh chất) và vi khuẩn Gram dương (chỉ có peptiđôglican và màng sinh chất)
* Màng sinh chất:
Được cấu tạo từ lớp photpholipit kép và prôtêin.
- Một số vi khuẩn bên ngoài còn có lớp vỏ nhầy nhằm tăng sức tự vệ và giúp chúng dễ dàng bám vào tế bào vật chủ.
- Hãy quan sát và cho biết, bên ngoài thành tế bào vi khuẩn có đặc điểm gì?
* Bên ngoài tế bào vi khuẩn có hệ thống lông và roi. Lông giúp cho chúng cảm thụ và bám vào tế bào vật chủ còn roi giúp cho chúng vận động.
2. Tế bào chất
Gồm 2 thành phần:
Bào tương: là dạng chất keo bán lỏng, chứa nhiều chất vô cơ và chất hữu cơ
- Các ribôxôm và các hạt dự trữ (Ribôxôm được cấu tạo từ prôtêin và rARN, chúng có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực).
Tế bào chất của vi khuẩn chưa có sự xoang hoá thành các bào quan,.
3. Vùng nhân
- Nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm gì?
3. Vùng nhân
Nhân chưa có màng bao bọc.
- Vật chất di truyền là AND vòng thường không kết hợp với prôtêin histon.
- Vi khuẩn còn có 1 dạng vật chất di truyền có trong tế bào chất là Plasmit.
- Hãy nêu đặc điểm chung của tế bào?
- Hãy nêu đặc điểm của tế bào vi khuẩn?
Bài tập về nhà: 2,3,4 (SGK)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Thiệp
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)