Bài 7. Tế bào nhân sơ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Anh | Ngày 10/05/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Tế bào nhân sơ thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản, gồm có 3 thành phần chính: màng sinh chất, chất tế bào và vùng nhân. Ngoài các thành phần đó, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông.
Sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi
a/ Thành tế bào:
Cấu tạo: chủ yếu từ peptidoglican (các chuỗi cacbohidrat liên kết với nhau bằng các đoạn polipeptit ngắn)
Vai trò: quy định hình dạng của TB
Dựa vào thành TB vi khuẩn được chia thành hai nhóm:
+ Vi khuẩn Gram dương
+ Vi khuẩn Gram âm
Câu hỏi: Phân biệt thành tế bào của vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm dựa vào thông tin trong SGK và hình bên?

Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại: Gram dương (G+) và Gram âm (G-). Thành tế bào ở 2 nhóm này khác nhau ở những điểm chủ yếu sau:
Việc xác định loại vi khuẩn Gram + và Gram – có ý nghĩa gì ?
Biết được sự khác biệt này của chúng, ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh
* Phương pháp nhuộm Gram:
Gram là tên của nhà vi khuẩn học người Đan Mạch.Ông này đã dùng thuốc nhuộm để nhuộm màu và phân biệt hai nhóm vi khuẩn có cấu tạo khác nhau ( Chủ yếu khác nhau ở thành tế bào) Ở vi khuẩn G(+) sau khi nhuộm màu soi trên kính hiển vi chúng bắt màu tím-xanh,còn G(-) bắt màu hồng. Để nhớ ơn đến Christian Gram nên người ta đặt tên của phương pháp nhuộm màu này là nhuộm Gram. Ý nghĩa của việc phân biệt Gram âm và Gram dương là để phân loại vi khuẩn, từ đó có các biện pháp chữa trị các bệnh do chúng gây ra. Các vi khuẩn Gram âm thường gây ra một số bệnh nguy hiểm hơn.
Hình: phương pháp nhuộm Gram
Thí nghiệm
Kết luận
Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào trong dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu → vai trò của thành tế bào?
←Thành tế bào vi khuẩn quy định hình dạng của tế bào vi khuẩn.
Cấu tạo: như các loại tế bào khác là đều từ photpholipit 2 lớp và protein.
Vai trò chủ yếu:giúp thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và môi trường
b/ Màng sinh chất:
c/ Lông (nhung mao) và roi (tiên mao):
Lông: trên bề mặt tế bào có rất nhiều lông nhỏ, mịn bao phủ, có tác dụng đệm cho vi khuẩn tránh các tác động cơ học. Ở một số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp bám được vào bề mặt tế bào của người.
Roi: cấu tạo từ prôtêin có tính kháng nguyên, giúp vi khuẩn di chuyển.

2) Tế bào chất: là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân, gồm 2 thành phần chính:
• Bào tương:
_ Cấu tạo: chủ yếu là nước và nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ khác nhau tạo thành một dạng chất keo bán lỏng.
_ Vai trò: giúp thực hiện trao đổi chất cho tế bào và là nơi xảy ra các phản ứng sinh hóa của tế bào như hô hấp, bài tiết,…


• Ri-bô-xôm:
_ Cấu tạo: từ protein và rARN và không có mang bao bọc.
_ Vai trò: là nơi tổng hợp nên các loại protein của tế bào.
Ngoài ra, trong tế bào chất ở một số vi khuẩn còn có các hạt dự trữ


3) Vùng nhân:
a/ Cấu tạo:
Không có màng nhân bao bọc
Chỉ chứa một phân tử AND dạng vòng
Một số vi khuẩn có thêm AND vòng nhỏ nằm ngoài vùng nhân được gọi là plasmid
b/ Vai trò: có vai trò quan trọng trong sự di truyền thông qua các hoạt động của nhiễm sắc thể và ADN

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)